2.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số doanh nghiệp nhà nước
2.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Từ thực tế QLTC của các doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho NXBGDVN như sau:
Một là, quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước và nhất là quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giữ vai trò chủ đạo đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của NXB Giáo dục Việt Nam, đảm bảo thực hiện song song hai mục tiêu: mục tiêu cộng đồng và mục tiêu lợi nhuận. NXBGDVN có kế hoạch cụ thể hợp lý, phù hợp với xu hướng dần dần đa sở hữu, từng bước giảm tỷ lệ góp vốn nhà nước trong doanh nghiệp, với mục tiêu tối đa hóa hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước; đảm bảo NXBGDVN nắm quyền chủ động chi phối hoạt động của doanh nghiệp.
Hai là, cơ chế huy động vốn phải linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu cộng đồng và mục tiêu lợi nhuận, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nguồn tài chính phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tại thời điểm vốn chủ sở hữu không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất. Kế hoạch huy động vốn vay, vốn từ các nhà đầu tư cần cụ thể thời điểm và giai đoạn huy động vốn, phương thức đảm bảo, thế chấp khi huy động vốn, nâng cao hiệu quả vòng quay vốn huy động, phương thức hoàn trả vốn vay, quan trọng nhất là đảm bảo tài sản nhà nước trong trường hợp sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Phải tính tốn chi tiết, khoa học để tránh bị động tránh kéo dài thời hạn vay vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Từ đó tránh bị phạt đã được khi trong hợp đồng tín dụng, nhất là trong trường hợp huy động tín dụng từ các nhà đầu tư để tránh mọi tranh chấp khi hợp tác đầu tư kéo dài và lợi nhuận đạt thấp hoặc bị thua lỗ.
Ba là, hoàn thiện cơ chế quản lý trong sử dụng vốn và sử dụng tài sản của các doanh nghiệp. Để Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đủ sức lập chiến lược và kế hoạch đầu tư dài hạn, cần phát triển từng bước một cách khoa học, hợp lý và lâu dài, tránh chỉ
quan tâm phát triển ngắn hạn mang tính chất cơ hội, mà đi chệch định hướng, kinh doanh.
Bốn là, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cần xây dựng cơ chế phân chia lợi nhuận hợp lý, đảm bảo trích quỹ đầu tư phát triển, các quỹ khen thưởng và nộp lợi nhuận về ngân sách nhà nước đủ và đúng theo quy định của pháp luật. Việc xác định được điểm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh có vai trị quan trọng; doanh thu tăng nhanh sẽ làm giảm các rủi ro có thể xảy ra trong q trình kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể tái đầu tư nguồn vốn nhanh hơn.
Năm là, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ các hoạt động tài chính thường xuyên và chặt chẽ. Căn cứ vào mục tiêu cũng như định hướng, chiến lược phát triển dài hạn, thông qua hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính tiến hành việc kiểm tra, giám sát tài chính tồn diện ở tất cả các giai đoạn cụ thể của chu kỳ sản xuất, kinh doanh một cách minh bạch, chính xác và đảm bảo kịp thời trong quá trình quản lý điều hành hoạt động của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Kết luận chương 2
Với mục tiêu làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp Nhà nước và quản lý tài chính doanh nghiệp Nhà nước, chương 2 đã đề cập một số nội dung cơ bản như sau:
Khái quát về khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước, từ đó nêu cụ thể các vai trị, những mục tiêu chính của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Khái quát thế nào là quản lý tài chính doanh nghiệp Nhà nước, từ đó nghiên cứu về nội dung quản lý tài chính bao gồm quản lý và sử dụng tài sản, quản lý vốn Nhà nước, quản lý huy động vốn, quản lý đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận.
Khái quát các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước cũng như các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước.
Từ tìm hiểu kinh nghiệm quản lý tài chính của các doanh nghiệp nhà nước trong và ngoài nước, chuyên đề rút ra bài học kinh nghiệm cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM