Giải pháp về sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có kết hợp đa dạng sản phẩm mới, mở rộng sản xuất, phát hành và kinh doanh là một giải pháp tiên quyết đối với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong điều kiện hoàn thành mục tiêu cộng đồng do Nhà nước giao cùng với mục tiêu lợi nhuận như bất cứ doanh nghiệp nào khác. Điều này đặt ra yêu cầu đối với Ban Quản lý xuất bản và Ban Kế hoạch Marketing, cụ thể:
- Thống kê, đánh giá hệ thống sản phẩm hiện có (các mảng sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo và thiết bị giáo dục) phục vụ chương trình và sách giáo khoa hiện hành để nâng cấp, chỉnh lí, làm mới bổ sung các sản phẩm cịn là “ơ
trống” để tiếp tục phục vụ học sinh, giáo viên trong các trường mầm non, trường phổ thông, trường cao đẳng và đại học góp phần đổi mới việc dạy học, kiểm tra, đánh giá trong các cấp học, bậc học. Tiếp tục khai thác đề tài - bản thảo thuộc các mảng sản phẩm sách khác nhau để phục vụ phù hợp với bạn đọc, góp phần phong phú hóa đời sống văn hóa, tinh thần và nâng cao dân trí cho đơng đảo bạn đọc.
- Trong khi sách giáo khoa hiện hành chưa được thay thế bằng sách giáo khoa mới, thì sách bài tập, sách tham khảo đi trước một bước, tiếp cận, định hướng đổi mới giáo dục phổ thơng nhằm phong phú hóa về số lượng và chất lượng sách giáo dục đồng thời làm bước đệm, tạo đà cho việc triển khai sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo theo chương trình mới, được biên soạn theo hướng tích hợp, phát triển phẩm chất và năng lực người học.
- Xây dựng hệ thống đề tài - bản thảo phục vụ chương trình và SGK mới theo cây đề tài, lí thuyết ơ trống, cơng thức 4L, phương pháp domino để phong phú hoá, đa dạng hoá sản phẩm.
- Xây dựng và ban hành quy trình xuất bản SGK, STK… theo yêu cầu mới, định hướng mới của đề án đổi mới chương trình và SGK phổ thơng và quy định của pháp luật về công tác xuất bản.
- Nghiên cứu phân luồng khai thác đề tài - bản thảo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực của mỗi Công ty cổ phần trong hệ thống NXBGDVN, phù hợp với định hướng chung của Hội đồng thành viên NXBGDVN.
- Khai thác đề tài - bản thảo đáp ứng quy luật cung cầu, theo nhu cầu xã hội hoặc theo đơn đặt hàng của các đơn vị, đối tác …, trong đó chú ý các đề tài - bản thảo giúp giáo viên đổi mới phương pháp giáo dục, sách dịch, từ điển, sổ tay, sách chất lượng cao, sách đại học, cao đẳng, dạy nghề, nâng cao dân trí, sách dân tộc, sách điện tử, sách kèm đĩa… bên cạnh hệ thống đề tài về sách giáo khoa, STK gắn liền với SGK, các ấn phẩm giáo dục khác và hệ thống thiết bị dạy học.
- Triển khai làm sách giáo dục điện tử, trước mắt làm SGK điện tử phục vụ chương trình và SGK hiện hành. Tiến tới phát triển mảng sách điện tử theo lộ trình
3 giai đoạn:
Ngắn hạn (1-3 năm): sản xuất sách điện tử dưới dạng số hố và/hoặc điện tử hố, trình bày như sách truyền thống theo kiểu tuyến tính, bổ sung các minh họa, hoạt động tương tác, trò chơi, bài tập, bài kiểm tra đánh giá đi kèm với nội dung khố học phục vụ cho mơi trường học tập điện tử.
Trung hạn (5-7 năm): điều chỉnh sách và học liệu điện tử, bổ sung, chia nhỏ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Xây dựng một kho tàng học liệu đáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng giáo viên và học sinh
Dài hạn (10-15 năm): tiếp tục bổ sung kho tàng sách và học liệu điện tử của nhà xuất bản. NXBGDVN đã có đủ điều kiện về cơng nghệ để kiểm sốt trực tuyến việc sử dụng, khai thác, kinh doanh học liệu điện tử trên toàn hệ thống. Một phần của kho tàng học liệu được chính giáo viên và các cơ sở đào tạo bổ sung.
- NXBGDVN xác định việc xuất bản SGK và SBT, là nhiệm vụ trọng tâm và cốt lõi, do vậy phải chuẩn bị tốt các điều kiện về nhân lực, tài lực, vật lực cho việc triển khai làm các sản phẩm phục vụ chương trình và SGK mới. Huy động tổng lực tồn hệ thống NXBGDVN trong tổ chức thực hiện chiến lược đề tài - bản thảo thành các sản phẩm cụ thể phục vụ các cơ sở giáo dục trong giai đoạn mới.
- Tăng cường hợp tác với các nhà xuất bản nước ngồi để có thể học hỏi, tổ chức bản thảo và các sản phẩm giáo dục khác đáp ứng yêu cầu về chất lượng (hình thức và nội dung) nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm.
- Đầu tư, nghiên cứu sản xuất thiết bị giáo dục bám sát chủ trương đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thơng của Bộ GD&ĐT và tiến độ biên soạn các bộ SGK mới của NXBGDVN. Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế, nhập khẩu mẫu thiết bị giáo dục; nghiên cứu sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, từng bước tiếp cận và triển khai hiện đại hóa thiết bị giáo dục theo chuẩn khu vực và quốc tế.
Giải pháp về marketing
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, tập trung từ NXBGDVN đến các đơn vị thành viên. Triển khai kịp thời, chính xác các chủ trương, chỉ đạo của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc.
- Cơ quan Văn phòng giám sát, kiểm tra, đảm bảo việc tuân thủ các chỉ đạo, điều hành của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, các quy trình, quy định trong kinh doanh, phát hành; làm cầu nối giữa các đơn vị sản xuất - kinh doanh với các Cục, Vụ, Viện, Dự án của Bộ GD&ĐT để tiếp cận và tham gia các dự án cung ứng sách, thiết bị cho các địa phương.
- Đa dạng hóa hình thức bán hàng: bán bn, bán lẻ, bán hàng qua mạng, bán trao đổi hàng... Liên kết phát hành tăng tính cạnh tranh, tăng thị phần và hiệu quả phát hành.
- Thực hiện chiết khấu, khuyến mại linh hoạt theo thời điểm, mùa vụ phát hành. Có chính sách thưởng cho người bán hàng (cấp trung gian) về số lượng phát hành, về thanh tốn nhanh; Kích cầu người mua hàng: tặng sản phẩm hoặc hỗ trợ dịch vụ khi mua hàng.
- Chú trọng quảng cáo, tiếp thị hiệu quả, tập trung vào các yếu tố quan trọng: thương hiệu, chất lượng, mẫu mã, giá cả cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
- Phát triển mạng lưới thư viện, gắn công tác thư viện với phát hành sách phục vụ nhà trường (tuyên truyền giới thiệu sách, phát động phong trào đọc sách mỗi ngày, ngày Hội đọc sách...).
- Tăng cường vai trị tổng đại lí phân phối thiết bị của 4 Cơng ty Sách và Thiết bị giáo dục miền. Thống nhất tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thiết bị giáo dục của NXBGDVN để đẩy mạnh việc phân phối thiết bị giáo dục qua kênh thương mại tồn hệ thống NXBGDVN.
- Khuyến khích liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngồi nước có kinh nghiệm, năng lực cơng nghệ và tài chính trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng thiết bị giáo dục. Ưu tiên lựa chọn hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác có kinh nghiệm, năng lực sản xuất - kinh doanh, thương hiệu mạnh trên thị trường, trên cơ sở đó tận dụng năng lực vốn, công nghệ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của đối tác để vừa làm vừa học hỏi.
hoạch Marketing và Ban truyền thông trong nghiên cứu, đề xuất thực hiện các nội dung tuyên truyền, định hướng, nâng cao uy tín, vị thế và tầm quan trọng của NXBGDVN trong xã hội; Quảng bá rộng rãi hình ảnh, thương hiệu và các sản phẩm của toàn NXBGDVN.
Giải pháp về nguồn nhân lực
- Trước hết đội ngũ lãnh đạo và tồn thể cán bộ cơng nhân viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phải ý thức và xác định việc đoàn kết, thân ái, chia sẻ, vì mục đích chung của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là nhiệm vụ sống còn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam do vậy phải được đặt lên hàng đầu để xây dựng và đưa Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đi đầu, tiên phong và có vị trí số 1 quan trọng trong tiến trình đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục theo đúng Nghị Quyết 29 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo tâm huyết, có tầm nhìn chiến lược, ứng phó linh hoạt trong điều hành, quản lí tổ chức bộ máy, hoạt động sản xuất - kinh doanh.
- Chăm lo tới đời sống của người lao động, quan tâm đến lương và các chế độ phúc lợi xã hội để tạo sự tin tưởng, nội bộ đồn kết, tình cảm gắn kết lâu dài với NXBGDVN.
- Các tổ chức đảng, đoàn thể được tạo điều kiện và hoạt động theo đúng định chế doanh nghiệp nhà nước, đảm bảo đúng pháp luật.
- Tận dụng được nguồn lao động cao tuổi đã về hưu, có kinh nghiệm, đủ sức khỏe để tiếp tục tham gia cộng tác biên soạn các bộ SGK mới.
- Định biên nhân sự không tăng về “lượng” nhưng định hướng thay đổi về “chất”, vì vậy phải tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ biên tập trẻ có trình độ chun mơn cao nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, các cán bộ marketing, phát hành được đào tạo bài bản nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Mở rộng các hình thức đào tạo: ngắn hạn, dài hạn, đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài, đào tạo theo trường lớp và tự đào tạo.
- Xây dựng, hoàn thiện các quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy hoạch cán bộ, thi đua - khen thưởng, chế độ lương, thưởng… phù hợp với tình hình thực tế và khuyến khích được người lao động tham gia cống hiến cho sự phát triển chung của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Xây dựng đội ngũ tác giả, cộng tác viên đông đảo và có chất lượng cao, tâm huyết với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Thực hiện tốt chế độ, chính sách thu hút tác giả, cộng tác viên. Coi đội ngũ này là tài sản quý giá nhất trong mọi tài sản quý giá của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Giải pháp về tái cấu trúc doanh nghiệp
Đây là vấn đề trọng tâm và quan trọng, Lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã quán triệt và tập trung những nhiệm vụ cụ thể như sau: Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ; sắp xếp lại cơ cấu tổ chức quản lý, bộ máy điều hành; hồn thiện quy chế về cơng tác cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường cơng tác kiểm sốt nội bộ; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động; tăng cường trách nhiệm, quyền hạn và chỉ đạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đối với người đại diện vốn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tại các doanh nghiệp khác.
Giải pháp về quản lí và điều hành
- Nghiên cứu, sắp xếp lại các đơn vị quản lí theo mơ hình chức năng, tách chức năng quản lí hành chính với quản lí sản xuất kinh doanh, phân cấp quản lí một cách hợp lí để bộ máy gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả. Phân công, phân nhiệm, phân cấp rõ ràng, mạch lạc, quản lý dựa trên quy trình, quy chế đảm bảo tính pháp chế, cơng bằng, dân chủ.
- Nắm cổ phần chi phối, tăng cường đầu tư cho các đơn vị trong lĩnh vực xuất bản, lĩnh vực cốt lõi của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các đơn vị trong lĩnh vực sản xuất thiết bị trường học.
hiệu quả hỗ trợ, phối hợp với những đơn vị cịn khó khăn…
- Nghiên cứu điều tiết công việc, nguồn tài sản trí tuệ giữa các đơn vị thành viên trực thuộc, tránh sự phân cực, nghịch chiều.
- Đổi mới hoạt động của các đơn vị thành viên, đẩy mạnh thực hiện chủ trương giao, bán, khốn kinh doanh/Cần có sự phối hợp, gắn kết hình thành chuỗi liên kết sản xuất - cung ứng - phát hành trong từng khu vực và cả nước, tạo điều kiện chuyển biến mạnh về vốn và nhân lực, năng lực chiếm lĩnh thị trường, thị phần, góp phần củng cố hệ thống vững mạnh, phát triển.