Yêu cầu trong quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Trang 35 - 37)

2.2. Khái quát về quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước

2.2.2. Yêu cầu trong quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước

- Quản lý tài chính có hiệu quả trong phạm vi nhiệm vụ của doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước khơng chỉ đóng vai trị tạo lợi nhuận, nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mà cịn hoạt động vì mục tiêu cộng đồng. Các doanh nghiệp nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn, có trách nhiệm đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty, tập trung vào quản lý các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong q trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sử dụng vốn và tài sản để thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp

Quản lý tài chính doanh nghiệp phải tìm ra các biện pháp góp phần huy động tối đa các số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, giải phóng các nguồn vốn bị ứ đọng trong quá trình đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp. Theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thu hồi bán hàng và các khoản thu khác, quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tìm các biện pháp lập lại sự cân bằng giữa thu và chi bằng tiền để đảm bảo cho doanh nghiệp ln có khả năng thanh tốn. Mặt khác, cũng cần xác định rõ các khoản chi phí trong kinh doanh của doanh nghiệp, các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp, xác định các khoản chi phí nào là chi phí cho hoạt động kinh doanh và những chi phí thuộc về các hoạt động khác. Những chi phí vượt quá định mức quy định hay những chi phí thuộc về các ngành kinh phí khác tài trợ, khơng được tính là chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Quản lý tài chính minh bạch và hiệu quả

Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ một lượng lớn vốn, tài sản của Nhà nước; đóng vai trị quan trọng trong thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mơ, hoạt động trong những lĩnh vực mà khối tư nhân không tham gia hoặc do độc quyền tự nhiên; cung cấp những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, quan trọng đối với nền kinh tế. Do đó, cơng khai, minh bạch trong quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước là một trong những yêu cầu thiết yếu để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện giám sát việc

thực thi các nhiệm vụ được Nhà nước giao và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của Nhà nước tại các doanh nghiệp này. Theo đó, để nâng cao hiệu quả quản lý, các nội dung tài chính được người đứng đầu doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ quản lý tài chính cơng khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện công khai đầy đủ, đúng hạn thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tài chính theo đúng quy định của pháp luật

Mỗi tổ chức kinh tế, mỗi doanh nghiệp từ khi bắt đầu thành lập cho đến suốt quá trình kinh doanh đều phải tuân thủ những quy định của pháp luậtvà phải giao dịch với bộ máy quản lý hành chính và đội ngũ cán bộ, cơng chức. Điều đó cũng có nghĩa là mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của bộ máy hành chính; do đó, sự trong sáng, lành mạnh và tuân thủ quy định quyết định đến hiệu quả quản lý của hiệu quả bộ máy quản lý của doanh nghiệp.

- Đảm bảo dự án đầu tư đúng mục tiêu được giao, không đầu tư vào các lĩnh vực khác

Việc xây dựng và lựa chọn các dự án đầu tư do nhiều bộ phận trong doanh nghiệp cùng hợp tác thực hiện. Trên góc độ tài chính, điều chủ yếu cần phải xem xét là hiệu quả chủ yếu của tài chính tức là xem xét, cân nhắc giữa chi phí bỏ ra, những rủi ro có thể gặp phải và khả năng có thể thu lợi nhuận, khả năng thực hiện dự án. Trong việc phân tích lựa chọn, đánh giá các dự án tối ưu, các dự án có mức sinh lời cao, người quản trị tài chính là người xem xét việc sử dụng vốn đầu tư như thế nào; trên cơ sở tham gia đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư, cần tìm ra định hướng phát triển doanh nghiệp, khi xem xét việc bỏ vốn thực hiện dự án đầu tư, cần chú ý tới việc tăng cường tính khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp để đảm bảo đạt được hiệu quả kinh tế trước mắt cũng như lâu dài.

- Đảm bảo kiểm tra kiểm sốt, thường xun đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc kế hoạch hóa tài chính.

Thơng qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép thường xun kiểm tra, kiểm sốt tình hình hoạt động của

doanh nghiệp. Mặt khác, định kỳ cần phải tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính nhằm đánh giá điểm mạnh và những điểm yếu về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó có thể giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, những mặt mạnh và những điểm còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh như khả năng thanh tốn, tình hình ln chuyển vật tư, tiền vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về sản xuất và tài chính, xây dựng được một kế hoạch tài chính khoa học, đảm bảo mọi tài sản tiền vốn và mọi nguồn tài chính của doanh nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả nhất.

Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhà nước cần được dự kiến trước thơng qua việc lập kế hoạch tài chính. Thực hiện tốt việc lập kế hoạch tài chính là cơng cụ cần thiết giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các giải pháp kịp thời khi có sự biến động của thị trường. Q trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là q trình ra quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ - Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w