3.2.1. Cơ sở pháp lý trong quản lý tài chính đối với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Quản lý tài chính tại NXBGDVN tuân thủ theo các quy định chung về tài chính, xây dựng báo cáo tài chính, quản lý tài chính các doanh nghiệp nhà nước, bao gồm Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2013, Luật Kế tốn 2015 và các Nghị định, Thơng tư hướng dẫn liên quan.
Về công tác quản lý vốn, tài sản, Ban Kế hoạch Tài chính Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tuân thủ theo Luật Đầu tư công 2014, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2018 và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và các Nghị định, Thông tư liên quan. Pháp luật về quản lý vốn, tài sản đối với doanh nghiệp tương đối đầy đủ với hệ thống quy định về phân cấp, phân công quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước, cơ chế
giám sát và kiểm tra tài sản của doanh nghiệp nhà nước. Đối với nguồn vốn huy động tín dụng, doanh nghiệp nhà nước, trong đó có NXBGDVN được quy định cụ thể về lập và phê duyệt phương án vay vốn tín dụng theo kế hoạch hơn 3 năm, tỷ lệ vay vốn.
Về đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện tuân thủ theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 với các quy định rõ ràng về hình thức đầu tư vốn ra ngồi doanh nghiệp, các trường hợp cụ thể khơng được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngồi doanh nghiệp.
Quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận đối với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Thơng tư 59/2018/TT-BTC, theo đó, cơng tác phân phối lợi nhuận đối với doanh nghiệp nhà nước được phân phối bù đắp lỗ, trích quỹ đặc thù theo quy định, lợi nhuận cịn lại sau khi trích quỹ được nộp về ngân sách Nhà nước.
Về công tác kế hoạch và thực hiện, quyết tốn tài chính, Ban Kế hoạch Tài chính thực hiện theo một số văn bản riêng do Bộ Giáo dục - Đào tạo phê duyệt, cụ thể:
Bảng 3.2. Các Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với NXBGDVN
T T
Số văn bản Ngày Nội dung
1 1068/QĐ-BGDDT 22/3/2018 Phê duyệt Quy chế tài chính của Cơng tyTNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
2 2273/QĐ-BGDDT 21/6/2018 Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính năm 2018cho Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
3 3790/QĐ-BGDDT 24/9/2018
Về việc giao chỉ tiêu đánh giá xếp loại doanh nghiệp năm 2018 đối với Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
4 1547/QĐ-BGDDT 4/6/2019
Phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
5 1548/QĐ-BGDDT 4/6/2019 Phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giai đoạn
2018 - 2022
Nguồn: Ban Kế hoạch - Tài chính NXBGDVN
Quy định về quản lý tài chính tại NXBGDVN được xây dựng đầy đủ, phổ biến và triển khai bài bản tuân thủ theo các quy định liên quan của cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, Quy chế quản lý tài chính tại NXBGDVN số 1068/QĐ- BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt ngày 22/3/2018, đến nay đã có nhiều luật và quy định mới được ban hành như Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP, Thông tư số 36/2021/TT-BTC, đặt ra yêu cầu đối với NXBGDVN trong rà soát, cập nhật, điều chỉnh, đổi mới quản lý tài chính hàng năm để phù hợp với quy định và tình hình thực tế.
3.2.2. Bộ máy quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại NXBGDVN
Nguồn: Ban Kế hoạch Tài chính NXBGDVN
Bộ máy quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được Hội đồng thành viên và Ban giám đốc quyết định nhân sự, tổ chức và hoạt động.
Ban Kế hoạch Tài chính có chức năng tham mưu, đề xuất với Ban Giám đốc và Hội đồng thành viên, trình kế hoạch tài chính, thực hiện theo dõi và giám sát thu
Ban Giám đốc
Quản lý Doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Quản lý Huy động vốn
Quản lý Đầu tư vốn ra ngoài NXBGDVN
Quản lý vốn nhà nước tại NXBGDVN
Ban Kế hoạch Tài chính Hội đồng thành viên
Ban kiểm tốn, kiểm sốt nội bộ
chi, vốn và tài sản theo mục tiêu đề ra và quy định của Nhà nước đối với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, bao gồm cả các đơn vị trực thuộc và vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và công ty NXBGDVN chi phối vốn.
Công tác kế hoạch bao gồm chủ trì cơng tác xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư và kế hoạch huy động vốn, lập các báo cáo định kì và đột xuất liên quan đến tài chính các hoạt động sản xuất - kinh doanh - đầu tư, trình ban lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc NXBGDVN phê duyệt. Ban Kế hoạch Tài chính sẽ thẩm định kế hoạch tài chính của các đơn vị trực thuộc trước khi trình lên cấp trên phê duyệt.
Cơng tác tài chính bao gồm: Soạn thảo, trình Ban Lãnh đạo theo phân cấp tổ chức quản lý và các cơ quan nhà nước liên quan các văn bản liên quan đến cơng tác tài chính và kế tốn của Cơng ty; Cân đối các luồng thu chi tài chính đảm bảo hoạt động sản xuất - kinh doanh của toàn Nhà xuất bản diễn ra theo mục tiêu đề ra; Tham gia xây dựng định mức chi tiêu, quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp; Lập báo cáo tài chính định kì và báo cáo đối với các hoạt động đột xuất của Nhà xuất bản; Tổng hợp, thống kê, phân tích các số liệu kế tốn tài chính; Hướng dẫn chế độ và thơng tin kế tốn - tài chính đến các phịng, ban khác. Ban Kế hoạch Tài chính thực hiện kiểm tra thực hiện tài chính đối với các đơn vị trực thuộc và các phịng ban khác.
Công tác quản lý tài sản bao gồm kiểm tra, theo dõi định kì và đánh giá giá trị tài sản của doanh nghiệp, thực hiện theo dõi sửa chữa, thanh lý tài sản cố định và lập kế hoạch mua sắm tài sản theo quy định.
3.2.3. Thực trạng quy trình quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
3.2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Cơng tác lập kế hoạch tài chính tại NXBGDVN được xây dựng theo quy định của Nhà nước về báo cáo kế hoạch tài chính và căn cứ định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển sản xuất kinh doanh dài hạn của NXBGDVN đã được Bộ Giáo
dục và Đào tạo phê duyệt. Các kế hoạch tài chính hàng năm hay dài hạn trong 3 năm, 5 năm được Ban Kế hoạch Tài chính xây dựng dựa trên cơ sở Cơng văn số 18470/BTC-TCDN và Công văn số 825/CV-NXBGDVN quy định về Quy chế tài chính của NXBGDVN, cụ thể:
+ Căn cứ Hướng dẫn từ Bộ Tài chính về lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp nhà nước, bao gồm Thông tư 219/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
+ Các ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiếp tục triển khai việc xây dựng và chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng mới.
+ Căn cứ dự báo, đánh giá các yếu tố biến động khách quan và chủ quan ảnh hưởng, tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 như: dự báo số liệu học sinh, trường, lớp, giáo viên phục vụ năm học từ Bộ Giáo dục và Đào tạo; phân tích dự báo giá nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào; đánh giá sự thay đổi chính sách lương thưởng, bảo hiểm xã hội của Nhà nước, tăng lương tối thiểu vùng, tăng lương cơ sở, quy định mới về bảo hiểm xã hội ảnh hưởng đến chi phí nhân cơng và quản lý doanh nghiệp tại NXBGDVN; dự đốn tình hình kinh doanh của cá đơn vị thành viên NXBGDVN có vốn góp.
+ Căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh các năm trước làm cơ sở xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh các năm tiếp theo
+ Căn cứ định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển sản xuất của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, năng lực của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và nhu cầu thị trường.
Kế hoạch tài chính của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được lập chi tiết theo quy trình ba bước:
Bước 1; Tiếp thu hướng dẫn xây dựng kế hoạch tài chính từ Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ các văn bản hướng dẫn từ các cơ quan nhà nước liên quan về lập báo cáo kế hoạch tài chính cơng ty mẹ và báo cáo kế hoạch tài chính hợp nhất theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con, Ban Kế hoạch Tài chính thực hiện hướng dẫn các bộ phận về công tác xây dựng kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo.
Bước 2; Tổng hợp và đánh giá định hướng tài chính năm tới
Trong khi tổng hợp các kế hoạch tài chính nhận từ các đơn vị trực thuộc, Ban Kế hoạch Tài chính tiến hành đánh giá cùng với mục tiêu chung của toàn Nhà xuất bản cùng với đánh giá hiệu quả đầu tư vào công ty con và các công ty Nhà xuất bản chi phối vốn và hoạt động, trên cơ sở đó, Ban Kế hoạch Tài chính tiến hành thảo luận và điều chỉnh kế hoạch tài chính theo từng khoản mục tài sản, huy động vốn, doanh thu, chi phí và lợi nhuận cụ thể.
Bước 3; Lập kế hoạch tài chính của tồn Nhà xuất bản
Với kế hoạch tài chính tồn Nhà xuất bản, Ban Kế hoạch Tài chính đệ trình lên Hội đồng thành viên đánh giá và phê duyệt. Sau khi quyết định thông qua, Hội đồng thành viên tiến hành bảo vệ kế hoạch tài chính trước Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước liên quan khác. Kế hoạch tài chính được Vụ Tài chính thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá và phê duyệt chính thức và giao cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện. Trong giai đoạn 2016 - 2021, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xây dựng kế hoạch hàng năm với đầy đủ nội dung, tiến độ thời gian và biểu mẫu theo quy định của pháp luật.
Bảng 3.3. Kế hoạch tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Tổng doanh thu 1.050,000 1.100,000 1.173,000 1.406,000 1.294,604 1.386,751
Tốc độ tăng - 104,76% 106,64% 119,86% 92,08% 107,12% Doanh thu thuần 1.020,000 1.065,000 1.123,000 1.347,000 1.239,858 1.339,589
Tốc độ tăng - 104,41% 105,45% 119,95% 92,05% 108,04%
Tốc độ tăng - 117,65% 150,00% 124,44% 93,79% 85,79%
Doanh thu khác 4,500 5,000 5,000 3,000 2,222 2,101
Tốc độ tăng - 111,11% 100,00% 60,00% 74,07% 94,55%
Lợi nhuận sau thuế 36,000 73,000 85,000 129,328 99,931 115,147
Tốc độ tăng - 202,78% 116,44% 152,15% 77,27% 115,23% Tổng tài sản 1.356,459 1.260,319 1.248,659 1.342,142 1.340,412 1.435,819 Tốc độ tăng - 92,91% 99,07% 107,49% 99,87% 107,12% Vốn chủ sở hữu 588,312 678,451 660,412 730,482 730,581 730,681 Tốc độ tăng - 115,32% 97,34% 110,61% 100,01% 100,01% Tổng vốn huy động 700,000 477,000 477,000 477,000 487,000 487,000 Tốc độ tăng - 68,14% 100,00% 100,00% 102,10% 100,00%
Nguồn: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Từ bảng 3.3, doanh thu được lên kế hoạch từ từng hoạt động chính, với kế hoạch cho từng sản phẩm sách được phát hành và xét theo kết quả kinh doanh của năm trước. Theo kế hoạch, doanh thu chủ yếu đến từ doanh thu sách giáo khoa với tỷ trọng hàng năm ở mức 103,5% đến 110,57% so với doanh thu thực tế đạt được của năm trước do quy định giá sách tăng lên theo mức tăng trưởng kinh tế quốc gia và kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh sách tham khảo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Doanh thu từ hoạt động tài chính ln ở mức kế hoạch thấp hơn mức ước thực hiện năm trước, với mức 45,61% đến 90,74%.
Tuy doanh thu đến chủ yếu từ phát hành sách giáo khoa, kế hoạch lợi nhuận chủ yếu từ phí quản lý xuất bản và lợi nhuận hoạt động tài chính. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế của Nhà xuất bản luôn ở mức 49,92% tăng dần lên 93,28% trong giai đoạn 2016 - 2021 do kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2014 - 2021. Với các doanh nghiệp trong doanh mục thoái vốn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chưa tạo được sự quan tâm của các nhà đầu tư, doanh thu tài chính này khơng tính vào kế hoạch tài chính hai năm 2017 và 2018.
Kế hoạch sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu phù hợp với định hướng sử dụng tài sản, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp với mức dự toán tăng dần vốn chủ sở hữu từ 588,312 tỷ đồng năm 2016 lên 730,681 tỷ đồng năm 2021. Tuy nhiên, kế hoạch huy động vốn chưa hợp lý với mức dự tốn huy động khơng đổi 477 tỷ đồng qua 3 năm từ 2017 đến 2019, trong khi khoản huy động của Nhà xuất bản chủ yếu là vay ngắn hạn phục vụ sản xuất sách khi vào mùa vụ, là khoản mục dự báo theo kế hoạch
sản xuất của doanh nghiệp nhưng chưa có kế hoạch trả nợ vay hợp lý. Thêm vào đó, kế hoạch tài chính của Nhà xuất bản cịn gặp một số vấn đề chưa hợp lý khi chưa tính và trích lập đến các khoản mục phát sinh, đặt ra khó khăn trong kỳ hoạt động của các đơn vị trực thuộc và quá trình phân bổ vốn và kế hoạch sản xuất của tồn Nhà xuất bản.
Tóm lại, kế hoạch tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được triển khai xây dựng hợp lý; căn cứ chế độ, chính sách của Nhà nước, quy định của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Tình hình phát triển kinh tế xã hội, dự báo khả năng biến động của thị trường có tác động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị; Phương hướng nhiệm vụ công tác năm tiếp theo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước liền kề với năm xây dựng kế hoạch; Chức năng, nhiệm vụ được phân công của các cá nhân, đơn vị. Tuy nhiên, so với thời kì trước đây, mảng kinh doanh độc quyền in và phát hành sách giáo khoa, hoạt động xuất bản và cho thuê văn phòng đều là các lĩnh vực ổn định lâu dài, từ năm 2019 khi áp dụng chương trình nhiều sách giáo khoa, công tác xây dựng kế hoạch doanh thu trở nên phức tạp với nhiều yếu tố cần dự báo.
Ngoài ra, kế hoạch của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được tạo nên từ tổng thể kế hoạch các đơn vị, các bộ phận chun mơn. Hiện nay cịn tồn tại tình trạng kế hoạch kinh doanh của các đơn vị xây dựng vẫn mang tính chất thủ tục, an tồn, nghĩa là xây dựng ít hơn so với dự báo thực tế về doanh thu, và xây dựng