Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo đào tạo chất lượng cao tại Học viện

Một phần của tài liệu Phân tích sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Học viện Chính sách và Phát triển - Nghiên cứu trường hợp sinh viên hệ chất lượng cao (Trang 36 - 42)

1.4.1 .Các biến và thang đo

2.1. Đặc điểm dịch vụ đào tạo chất lượng cao tại Học viện Chính sách và

2.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo đào tạo chất lượng cao tại Học viện

Nhìn chung, Học viện có đủ số lượng, trang thiết bị và nguồn tài liệu cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Hiện nay, trụ sở chính của Học viện tại

khu đô thị Nam An Khánh phần mở rộng – Khu B, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội với quy mô đất thuộc dự án là 50.700m2. Học viện có tổng diện tích phịng học, phịng thực hành là 13.811 m2 với trang thiết bị giảng dạy hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy, học tập với quy mô 8.000 sinh viên và học viên với 93 phòng làm việc, 95 phịng học, tổng diện tích phịng ký túc xá sinh viên là 1.581 m2. Tất cả các phòng học được trang bị máy chiếu, bảng, máy tính và hệ thống âm thanh để hỗ trợ hoạt động giảng dạy. Học viện đã có quy định về trang bị, quản lý và sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất một cách chặt chẽ. Mặc dù cịn nhiều khó khăn, tuy vậy Học viện cũng đã có những đầu tư về cơ sở vật chất cho chương trình chất lượng cao. Các lớp học chương trình CLC với quy mô nhỏ 15-20 sinh viên/ lớp (lớp ngoại ngữ) và dưới 40 sinh viên/lớp các học phần khác, điều này giúp tăng khả năng tương tác giữa sinh viên và giảng viên. Tuy vậy, các khu giảng đường cho chương trình CLC chưa được tách biệt và chưa có sự khác biệt đáng kể so với các chương trình chuẩn. Học viện sử dụng thư viện truyền thống và thư viện điện tử, có thư viện số có khả năng kết nối các nguồn tư liệu từ các thư viện của từ 30 trường đại học trên tồn quốc. Một số các mơn cơ sở ngành/chuyên ngành thuộc chương trình CLC được giảng dạy bằng tiếng Anh theo giáo trình nhập khẩu từ nước ngồi. Tuy vậy so với nhu cầu thực tế, hệ thống thiết bị đào tạo, hệ thống thư viện, cơ sở vật chất công nghệ thông tin vẫn cần tiếp tục bổ sung đầu sách để đảm bảo chất lượng đào tạo.

2.1.4. Chương trình đào tạo chất lượng cao tại Học viện

Về CTĐT, các CTĐT bậc ĐH của Học viện được thiết kế với thời gian học tập từ 3,5 năm – 4 năm, đáp ứng linh hoạt những thay đổi về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Hiện Học viện đang tổ chức đào tạo 09 mã ngành đào tạo đại học, gồm 26 chuyên ngành hệ chuẩn, hệ chất lượng cao và hệ chuẩn quốc tế (Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Danh mục ngành, chuyên ngành đào tạo đại họcTT Ngành học TT Chuyên ngành TT Ngành học TT Chuyên ngành ngành 1 Kinh tế 1 Đầu tư 7310101 2 Kinh tế và Quản lý công

3 Đấu thầu và quản lý dự án

2 Kinh tế phát triển 1 Kinh tế phát triển 7310105 2 Kế hoạch phát triển

3 Kinh tế quốc tế

1 Kinh tế đối ngoại

7310106 2 Thương mại quốc tế và Logistics

3 Kinh tế đối ngoại CLC

4 Kinh tế đối ngoại chuẩn quốc tế

4 Quản lý Nhà nước 1 Quản lý công 7310205 5 Quản trị kinh

doanh

1 Quản trị doanh nghiệp

7340101 2 Quản trị kinh doanh du lịch

3 Quản trị kinh doanh chuẩn quốc tế 4 Quản trị Marketing 6 Tài chính – Ngân hàng 1 Tài chính 7340201 2 Tài chính CLC 3 Ngân hàng

4 Tài chính chuẩn quốc tế 5 Thẩm định giá

6 Kế tốn, kiểm toán

7 Luật Kinh tế 1 Luật Đầu tư - Kinh doanh 7380107 8 Kế toán, kiểm toán 1 Kế toán, kiểm toán

9 Kinh tế số

1 Kinh tế và kinh doanh số 7340301

2 Phân tích dữ liệu lớn trong Kinh tế và

Kinh doanh 7340115

Nguồn: Phịng QLĐT – Học viện

Trong q trình triển khai các CTĐT thường xuyên được điều chỉnh phù hợp trên cơ sở tham khảo ý kiến của các bên liên quan và có tham khảo CTĐT của các nước tiên tiến trên thế giới. Tuy vậy việc tham khảo ý kiến của các bên liên quan trong q trình xây dựng có thực hiện nhưng cịn hạn chế, đặc biệt ý kiến của các người sử dụng lao động là chưa nhiều. Các CTĐT CLC được xây dựng theo quan điểm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, nền tảng với nội dung bắt kịp với chương trình đào tạo và tiến tới đạt được sự công nhận một số môn học ở các trường đại học trên thế giới. Tăng cường kiến thức vĩ mô, kiến thức liên ngành trong cơ cấu kiến thức chung của ngành

nhằm tạo cho sinh viên có kiến thức nền tảng sâu rộng về kinh tế để sinh viên có thể thích ứng với các cơng việc khi tốt nghiệp. Các CTĐT CLC thiết kế dựa theo chương trình của 02 trường Đại học danh tiếng là Đại học Purdure (Mỹ) và Đại học Middlesex (Anh). Sự khác biệt CTĐT giữa CTĐT hệ chuẩn với CTĐT hệ CLC khác nhau ở mục tiêu đào tạo, CĐR, cấu trúc CTĐT và cách thức tổ chức thực hiện CTĐT. Đối với các học phần tiếng Anh, chương trình CLC được giảng dạy theo chương trình IELTS với 600 giờ học (gấp 03 lần chương trình hệ chuẩn). Sinh viên có cơ hội được học trực tiếp với các giảng viên bản ngữ. Mục tiêu đầu ra là sinh viên sẽ đạt được IELTS 6.0 trở lên so với chuẩn đầu ra TOEIC 450 của chương trình hệ chuẩn (Bảng 2.3). Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo được công bố công khai ở cổng thông tin điện tử của Học viện theo từng chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo của các bậc đào tạo định kỳ được thay đổi, điều chỉnh, có sự tham gia góp ý kiến của người sử dụng lao động và người học. Chương trình đào tạo do Học viện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ban hành kèm theo Thơng tư số 07/2015/TT-BGDĐT. Theo đó, Học viện tự chủ trong cơng tác xây dựng chương trình đào tạo, điều chỉnh khối lượng kiến thức, cấu trúc chương trình đào tạo, nội dung chương trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Bảng 2.3. So sánh CTĐT hệ chuẩn và CTĐT CLC ngành Kinh tế quốc tếSTT Số tín STT Số tín chỉ Tín chỉ Tiếng Anh Tín chỉ HP giảng bằng tiếng Anh CDR Tiếng Anh CDR Tin học Chương trình chuẩn 130 12 0 450 TOEIC 4.5 IELTS IC3 Chương trình CLC 140 30 60 500 TOEFL 5.5 IELTS MOS Nguồn: Phịng QLĐT – Học viện

Chương trình CLC được thiết kế gắn với thực tế hơn bằng việc mời giảng các chuyên đề thực tế được giảng dạy bởi chuyên gia và sinh viên thực tế tại doanh nghiệp ngay từ năm thứ nhất, và tăng dần thời gian thực tập ở năm thứ tư. Bên cạnh đó, Học viện tổ chức các chương trình ngoại khóa bồi dưỡng cho sinh viên như kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, tin học… Các chương trình ngoại khố đã tổ chức cho sinh viên như tổ chức cho sinh viên Viện ĐTQT đi thực tế tại Cảng Hải Phịng, Cơng ty Samsung Việt Nam tại Bắc Ninh… Viện ĐTQT thường xuyên mời các diễn giả tới nói chuyện với sinh viên như bà Cao Cẩm Linh - Giám đốc chiến lược của Tổng cơng ty Viettel Post (Tập đồn Viettel) về thực tế quản trị chiến lược trong doanh nghiệp, bà Hồng Thu Nga - Giám đốc bán lẻ Cơng ty Bảo hiểm Quốc tế AIA về thị trường bảo hiểm Việt Nam cùng cơ hội nghề nghiệp ngành bảo hiểm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, PGS, TS. Nguyễn Đức Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Dự báo & Thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tác động của tỷ giá tới nền kinh tế Việt Nam, ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Giám đốc bộ phận Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân (Cơng ty chứng khốn SSI) về thị trường chứng khoán Việt Nam...

Học viện thiết kế CTĐT theo hướng tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Cấu trúc của các chương trình hợp lý đảm bảo cân đối giữa khối lượng kiến thức giáo dục đại cương với khối lượng kiến thức chuyên nghiệp; phù hợp giữa khối lượng kiến thức ngành và chuyên ngành; đảm bảo tỷ lệ phù hợp giữa khối kiến thức lựa chọn và bắt buộc. Tại mỗi học phần đưa vào chương trình đều có mục tiêu cụ thể góp phần thực hiện mục tiêu chung.

Với tổng kiến thức tồn khóa của một chương trình CLC từ 140 – 150 tín chỉ, khối lượng lớn hơn so với CTĐT hệ chuẩn (Bảng 2.3), kiến thức giáo dục đại cương chiếm tỷ lệ 32%, kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ 68%, phần kiến thức chuyên ngành khoảng từ chiếm tỷ lệ 19 - 25%, tỷ lệ các học phần lựa chọn 8 – 15%. Mỗi CTĐT có từ 45 – 50 mơn với khối lượng từ 2 - 4 tín chỉ, nhiều mơn học được phát triển từ các môn học của nước ngoài, cập nhật được kiến thức mới phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành, chuyên ngành đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn lực chất lượng cao.

Một số các mơn cơ sở ngành/chun ngành thuộc chương trình CLC được giảng dạy bằng tiếng Anh theo giáo trình nhập khẩu từ nước ngoài, khoảng 40% các học phần cơ sở ngành, chuyên ngành giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh (Bảng 2.4)

Bảng 2.4: DANH MỤC CÁC MÔN DẠY BẰNG TIẾNG ANHCHUYÊN NGÀNH: KTĐN CLC CHUYÊN NGÀNH: KTĐN CLC STT Học phần TÍN CHỈ Ghi chú 1 Introduction to Microeconomics 3 2 Financial Accounting 3 3 Introduction to Macroeconomics 3 4 International Business 3 5 Principles of Marketing 3 6 Corporate Finance 3 7 International Marketing 3

8 Money, Banking and Financial Markets 3

9 Management Accounting 3 10 Introduction to Microeconomics 2 3 11 Strategic Management 3 12 Principles of Investments 3 13 Development Economics 3 14 Introduction to Macroeconomics 2 3 15 International Payment 3 16 International Trade 3 17 International Finance 3 18 Taxation 3

19 Logistics and International Transportation 3

20 International Investment 3

21 Supply Chain Management 3

TỔNG 63

Nguồn: Viện ĐTQT – Học viện

Một phần của tài liệu Phân tích sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Học viện Chính sách và Phát triển - Nghiên cứu trường hợp sinh viên hệ chất lượng cao (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w