1.4.1 .Các biến và thang đo
2.1. Đặc điểm dịch vụ đào tạo chất lượng cao tại Học viện Chính sách và
2.1.4. Tổ chức đào tạo chất lượng cao tại Học viện
Học viện tổ chức đào tạo theo hình thức tín chỉ cho sinh viên đại học từ khóa tuyển sinh 03 (năm tuyển sinh 2012); thực hiện đào tạo chương trình CLC từ năm học 2014 - 2015; Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo được cơng bố cơng khai ở cổng thông tin điện tử của Học viện theo từng chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo của các bậc đào tạo định kỳ được thay đổi, điều chỉnh, có sự tham gia góp ý kiến của người sử dụng lao động và người học. Chương trình đào tạo do Học viện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ban hành kèm theo Thơng tư số 07/2015/TT- BGDĐT. Theo đó, Học viện tự chủ trong cơng tác xây dựng chương trình đào tạo, điều chỉnh, khối lượng kiến thức, cấu trúc chương trình đào tạo, nội dung
chương trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng tới phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học. Các học phần thuộc chương trình CLC được đánh giá dựa trên hệ thống các phương pháp khác nhau, phù hợp với yêu cầu về CĐR của CTĐT nói chung và của từng học phần nói riêng. Việc đánh giá kết quả của từng học phần do Khoa/Bộ môn phụ trách và được ghi rõ trong đề cương chi tiết học phần, một số phương pháp kiểm tra đánh giá được sử dụng như: kiểm tra viết tại lớp (tự luận hoặc trắc nghiệm), làm bài tập (cá nhân, nhóm); thuyết trình; viết đề án mơn học; báo cáo chun đề kiến tập, báo cáo thực tập tổng hợp; viết khoá luận tốt nghiệp; bảo vệ khoá luận tốt nghiệp… Hàng năm, Học viện tổ chức hội nghị đối thoại sinh viên đều được tổ chức để lắng nghe ý kiến phản hồi của người học về các nội dung như học tập, cơ sở vật chất, NCKH, cơng tác đồn thể…Hội nghị Đối thoại sinh viên hàng năm đều mời các đại diện của các bộ phận chức năng để giải đáp các ý kiến của người học.
So với chương trình đại trà, việc triển khai chương trình CLC có một số điểm khác biệt nổi bật sau: (a) Sự khác biệt trong sắp xếp kế hoạch học tập. Ở chương trình CLC, nhằm đảm bảo việc đến học kỳ 1 của năm thứ 2 sinh viên đã tiếp cận với một số môn thuộc khối kiến thức ngành, cơ sở ngành giảng dạy bằng tiếng Anh nên trong 02 học kỳ đầu tiên của năm thứ nhất, sinh viên sẽ được học thời lượng môn tiếng Anh rất lớn (khoảng 450 tiết). Chính vì vậy, để đảm bảo tính cân đối, sinh viên năm thứ nhất chương trình CLC sẽ dự học kỳ hè (thay vì học Quốc phịng) và điều chỉnh 1 số môn thuộc khối kiến thức đại cương sang năm học thứ 2. Ngoài ra, với mục tiêu bám sát chương trình của 02 trường Đại học là Middlesex và Perdue để tạo cơ hội cho các sinh viên có nhu cầu chuyển tiếp 2+2 hoặc 3+1 thì chương trình CLC cũng được bố trí phù hợp với 02 hướng lựa chọn của sinh viên: (i) tiếp tục theo học toàn bộ các môn học tại Học viện; (ii) du học theo chương trình 2+2 hoặc 3+1; (b) Sự
khác biệt trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên. Theo quy định tại
Điều 9, Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 về nghiên cứu khoa học của sinh viên chương trình CLC, Học viện và Viện Đào tạo Quốc tế ln khuyến khích các nhóm nghiên cứu khoa học sinh viên và tham gia cùng các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên. Trong giai đoạn 2018-2021, Viện Đào tạo Quốc tế luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu Học viện về thành tích sinh viên NCKH với số lượng đề tài và sinh viên tham dự đông đảo, đạt nhiều giải cao cấp Học viện, cấp Bộ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của chương trình CLC.
2.2. Phân tích sự hài lịng của sinh viên về chất lượng đào tạo chất lượng cao thông qua kết quả khảo sát
Sau khi xây dựng mơ hình, bảng khảo sát được thiết kế mục đích thu thập những đánh giá từ sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo CLC tại Học viện cũng như những đánh giá của họ về mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ. Phần chính của bảng hỏi gồm 28 biến quan sát, trong đó có 24 biến quan sát dùng để đo đánh giá của sinh viên về 5 yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ đào tạo CLC (Tiếp cận dịch vụ; Đội ngũ giảng viên; Chương trình đào tạo; Quan tâm của Học viện và Cơ sở vật chất) và 4 biến còn lại đo lường mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo CLC. Chỉ số này được đánh giá theo thang điểm từ 1-5 (Tương ứng: 1 – hồn tồn khơng đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – trung hịa, 4 – đồng ý, 5 – hồn toàn đồng ý). Dữ liệu được thu thập thông qua việc sử dụng phiếu khảo sát online gửi đến sinh viên Học viện. Do nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu là phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội nên kích thước mẫu cần tiết nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát (Hair và cộng sự, 1998). Sau khi thu nhập được 259 mẫu hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đặt ra và đảm bảo tính đại diện cho tổng thể, các dữ liệu được mã hoá, làm sạch và xử lý phần mềm SPSS 22.0; Q trình phân tích dữ liệu được tiến hành bao gồm:
(i) Thống kê mô tả;
(ii) Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Crobach’s Alpha;
Hệ số Crobach’s Alpha được sử dụng để đánh giá tính hội tụ của các biến quan sát đo lường một yếu tố nào đó trong mơ hình nghiên cứu và loại biến rác. Biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận nếu hệ số lớn hoặc bằng 0.6 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
(iii) Phân tích nhân tố khám phá (EFA);
Để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đầy đủ thơng tin của tập biến ban đầu. Với 259 mẫu thu nhập được sẽ tiến hành phân tích EFA thỗ mãn các điều kiện sau đây: Biến quan sát được chọn là biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) >=0.5, hệ số KMO (Kaiser-Mayer- Alkin) thoả mãn 0.5=<KMO=<1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), chứng tỏ đạt độ tin cậy thích hợp cho phân tích nhân tố.
(iv)Phân tích hồi quy bội
Sau khi phân tích EFA, các giả thuyết được điều chỉnh lại với các nhân tố mới. Phân tích tương quan được thực hiện để xem xét hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau, cũng như giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Tiếp theo, phân tích hồi quy bội được áp dụng trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên đới với dịch vụ đào tạo CLC của Học viện.