DANH MỤC CÁC MÔN DẠY BẰNG TIẾNG ANH

Một phần của tài liệu Phân tích sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Học viện Chính sách và Phát triển - Nghiên cứu trường hợp sinh viên hệ chất lượng cao (Trang 42)

CHUYÊN NGÀNH: KTĐN CLC STT Học phần TÍN CHỈ Ghi chú 1 Introduction to Microeconomics 3 2 Financial Accounting 3 3 Introduction to Macroeconomics 3 4 International Business 3 5 Principles of Marketing 3 6 Corporate Finance 3 7 International Marketing 3

8 Money, Banking and Financial Markets 3

9 Management Accounting 3 10 Introduction to Microeconomics 2 3 11 Strategic Management 3 12 Principles of Investments 3 13 Development Economics 3 14 Introduction to Macroeconomics 2 3 15 International Payment 3 16 International Trade 3 17 International Finance 3 18 Taxation 3

19 Logistics and International Transportation 3

20 International Investment 3

21 Supply Chain Management 3

TỔNG 63

Nguồn: Viện ĐTQT – Học viện

2.1.5. Đội ngũ giảng viên chương trình chất lượng cao tại Học viện

Về đội ngũ giảng viên, số lượng giảng viên của Học viện đáp ứng được chuẩn về tỷ lệ giảng viên/sinh viên theo quy định của Bộ GD&ĐT, cụ thể tỷ lệ/giảng viên khối ngành III (23,5 SV/GV), tỷ lệ giảng viên/sinh viên khối ngành VII (24,1 SV/GV). Tính đến 31/5/2021 số lượng giảng viên tại Học viện là 114 giảng viên, trong Phó Giáo sư chiếm 4%; Tiến sĩ chiếm 35%; Thạc sĩ chiếm 61%. Đối với chương trình CLC, hiện có giảng viên là Giáo sư, Tiến sỹ hoặc Thạc sỹ tốt nghiệp ở nước ngồi và có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, số

giảng viên có trình độ Tiến sĩ tham gia giảng dạy cho chương trình CLC là 50%, giảng viên đáp ứng yêu cầu quy định về giảng dạy chương trình CLC (Bảng 2.5). Tuy vậy cơ cấu, tỷ lệ, số lượng và chất lượng giảng viên thông qua khảo sát định kỳ của Học viện cho thấy khác nhau giữa các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng trong q trình triển khai mơn học, chưa đáp ứng được các kỳ vọng của sinh viên, điều này ảnh hưởng tới kết quả đào tạo nói chung.

Bảng 2.5. Thống kê đội ngũ giảng viên Học viện

Nội dung PGS TS Thạc sỹ Tỷ lệ giảng viên SL (người ) Tỷ lệ SL (người ) Tỷ lệ SL (người ) Tỷ lệ hữu Thỉnh giảng Học viện 4 4% 40 35% 70 61% 85% 15% Chương trình CLC 2 7% 13 43% 15 50% 77% 23% Nguồn: Phòng QLĐT – Học viện

2.1.4. Tổ chức đào tạo chất lượng cao tại Học viện

Học viện tổ chức đào tạo theo hình thức tín chỉ cho sinh viên đại học từ khóa tuyển sinh 03 (năm tuyển sinh 2012); thực hiện đào tạo chương trình CLC từ năm học 2014 - 2015; Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo được công bố công khai ở cổng thông tin điện tử của Học viện theo từng chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo của các bậc đào tạo định kỳ được thay đổi, điều chỉnh, có sự tham gia góp ý kiến của người sử dụng lao động và người học. Chương trình đào tạo do Học viện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 07/2015/TT- BGDĐT. Theo đó, Học viện tự chủ trong cơng tác xây dựng chương trình đào tạo, điều chỉnh, khối lượng kiến thức, cấu trúc chương trình đào tạo, nội dung

chương trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của người học theo hướng tới phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học. Các học phần thuộc chương trình CLC được đánh giá dựa trên hệ thống các phương pháp khác nhau, phù hợp với yêu cầu về CĐR của CTĐT nói chung và của từng học phần nói riêng. Việc đánh giá kết quả của từng học phần do Khoa/Bộ môn phụ trách và được ghi rõ trong đề cương chi tiết học phần, một số phương pháp kiểm tra đánh giá được sử dụng như: kiểm tra viết tại lớp (tự luận hoặc trắc nghiệm), làm bài tập (cá nhân, nhóm); thuyết trình; viết đề án mơn học; báo cáo chuyên đề kiến tập, báo cáo thực tập tổng hợp; viết khoá luận tốt nghiệp; bảo vệ khoá luận tốt nghiệp… Hàng năm, Học viện tổ chức hội nghị đối thoại sinh viên đều được tổ chức để lắng nghe ý kiến phản hồi của người học về các nội dung như học tập, cơ sở vật chất, NCKH, cơng tác đồn thể…Hội nghị Đối thoại sinh viên hàng năm đều mời các đại diện của các bộ phận chức năng để giải đáp các ý kiến của người học.

So với chương trình đại trà, việc triển khai chương trình CLC có một số điểm khác biệt nổi bật sau: (a) Sự khác biệt trong sắp xếp kế hoạch học tập. Ở chương trình CLC, nhằm đảm bảo việc đến học kỳ 1 của năm thứ 2 sinh viên đã tiếp cận với một số môn thuộc khối kiến thức ngành, cơ sở ngành giảng dạy bằng tiếng Anh nên trong 02 học kỳ đầu tiên của năm thứ nhất, sinh viên sẽ được học thời lượng mơn tiếng Anh rất lớn (khoảng 450 tiết). Chính vì vậy, để đảm bảo tính cân đối, sinh viên năm thứ nhất chương trình CLC sẽ dự học kỳ hè (thay vì học Quốc phịng) và điều chỉnh 1 số mơn thuộc khối kiến thức đại cương sang năm học thứ 2. Ngồi ra, với mục tiêu bám sát chương trình của 02 trường Đại học là Middlesex và Perdue để tạo cơ hội cho các sinh viên có nhu cầu chuyển tiếp 2+2 hoặc 3+1 thì chương trình CLC cũng được bố trí phù hợp với 02 hướng lựa chọn của sinh viên: (i) tiếp tục theo học tồn bộ các mơn học tại Học viện; (ii) du học theo chương trình 2+2 hoặc 3+1; (b) Sự

khác biệt trong hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên. Theo quy định tại

Điều 9, Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18/7/2014 về nghiên cứu khoa học của sinh viên chương trình CLC, Học viện và Viện Đào tạo Quốc tế ln khuyến khích các nhóm nghiên cứu khoa học sinh viên và tham gia cùng các đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên. Trong giai đoạn 2018-2021, Viện Đào tạo Quốc tế luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu Học viện về thành tích sinh viên NCKH với số lượng đề tài và sinh viên tham dự đông đảo, đạt nhiều giải cao cấp Học viện, cấp Bộ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của chương trình CLC.

2.2. Phân tích sự hài lịng của sinh viên về chất lượng đào tạo chất lượng cao thông qua kết quả khảo sát

Sau khi xây dựng mơ hình, bảng khảo sát được thiết kế mục đích thu thập những đánh giá từ sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo CLC tại Học viện cũng như những đánh giá của họ về mức độ hài lịng khi sử dụng dịch vụ. Phần chính của bảng hỏi gồm 28 biến quan sát, trong đó có 24 biến quan sát dùng để đo đánh giá của sinh viên về 5 yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ đào tạo CLC (Tiếp cận dịch vụ; Đội ngũ giảng viên; Chương trình đào tạo; Quan tâm của Học viện và Cơ sở vật chất) và 4 biến còn lại đo lường mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo CLC. Chỉ số này được đánh giá theo thang điểm từ 1-5 (Tương ứng: 1 – hồn tồn khơng đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – trung hịa, 4 – đồng ý, 5 – hồn toàn đồng ý). Dữ liệu được thu thập thông qua việc sử dụng phiếu khảo sát online gửi đến sinh viên Học viện. Do nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu là phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội nên kích thước mẫu cần tiết nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát (Hair và cộng sự, 1998). Sau khi thu nhập được 259 mẫu hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đặt ra và đảm bảo tính đại diện cho tổng thể, các dữ liệu được mã hoá, làm sạch và xử lý phần mềm SPSS 22.0; Q trình phân tích dữ liệu được tiến hành bao gồm:

(i) Thống kê mô tả;

(ii) Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Crobach’s Alpha;

Hệ số Crobach’s Alpha được sử dụng để đánh giá tính hội tụ của các biến quan sát đo lường một yếu tố nào đó trong mơ hình nghiên cứu và loại biến rác. Biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận nếu hệ số lớn hoặc bằng 0.6 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

(iii) Phân tích nhân tố khám phá (EFA);

Để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đầy đủ thông tin của tập biến ban đầu. Với 259 mẫu thu nhập được sẽ tiến hành phân tích EFA thỗ mãn các điều kiện sau đây: Biến quan sát được chọn là biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) >=0.5, hệ số KMO (Kaiser-Mayer- Alkin) thoả mãn 0.5=<KMO=<1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005), chứng tỏ đạt độ tin cậy thích hợp cho phân tích nhân tố.

(iv)Phân tích hồi quy bội

Sau khi phân tích EFA, các giả thuyết được điều chỉnh lại với các nhân tố mới. Phân tích tương quan được thực hiện để xem xét hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau, cũng như giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Tiếp theo, phân tích hồi quy bội được áp dụng trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên đới với dịch vụ đào tạo CLC của Học viện.

2.2.1 Thống kê mô tả biến

Sau khi gửi bảng khảo sát, 259 mẫu đầy đủ và hợp lệ. Đối tượng tham gia trả lời câu hỏi khảo sát phần lớn là nữ (chiếm 80,2%). Bên cạnh đó, điều đáng lưu ý là sinh viên đang học tham gia trả lời là 83,4% cịn lại là cựu sinh viên. Kết quả phân tích thống kê mơ tả cho thấy, giá trị trung bình của từng

biến số đều nằm trong khoảng từ 3-4 (trên thang đo 5). Điều này mang ý nghĩa khác nhau cho từng yếu tố, tuy nhiên có thể thấy là mức độ đánh giá trung bình của sinh viên đối với các thành phần của chất lượng dịch vụ đào tạo CLC là khá cao. Các phương sai đều nhỏ (tất cả đều nhỏ hơn 1.5) cho thấy người trả lời điều tra đều trả lời khá gần với giá trị trung bình (mean – GTTB) của các biến này. Hầu hết độ lệch chuẩn đều nhỏ hơn 1.2 cho thấy sự biến thiên khá nhỏ, hầu hết những người trả lời có quan điểm khá tương đồng vấn đề được hỏi (chất lượng đào tạo và sự hài lòng của sinh viên).

Bảng 2.5: Thống kê mô tả các biến quan sát

Nội dung Số lượng Thấp nhất Cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Thang đo: Tiếp cận dich vụ giáo dục

TC1 259 1 5 4.08 1.079

TC2 259 1 5 4.03 1.159

TC3 259 1 5 3.45 1.151

TC4 259 1 5 3.93 1.072

Thang đo: Đội ngũ giảng viên

GV1 259 1 5 3.83 1.281

GV2 259 1 5 3.84 1.233

GV3 259 1 5 4.08 1.075

GV4 259 1 5 3.91 1.160

Thang đo: chương trình đào tạo

CT1 259 1 9 4.16 1.136 CT2 259 1 5 3.88 1.189 CT3 259 1 5 4.16 1.029 CT4 259 1 5 4.31 0.938 CT5 259 1 5 4.17 .974 CT6 259 1 5 4.14 1.097

Thang đo: Quan tâm của học viện

QT1 259 1 5 4.15 1.040

QT2 259 1 5 4.22 0.978

QT3 259 1 5 4.15 1.036

QT4 259 1 5 3.88 1.101

Thang đo: Cơ sở vật chất

VC1 259 1 5 3.90 1.087

VC2 259 1 5 3.09 1.355

VC3 259 1 5 3.72 1.185

VC4 259 1 5 3.73 1.186

VC5 259 1 5 3.75 1.199

Thang đo: Hài lòng

HL1 259 1 5 3.45 1.192

HL2 259 1 5 3.81 1.216

HL3 259 1 5 3.54 1.220

HL4 259 1 5 3.68 1.264

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bởi SPSS 22.0

thơng tin mà Học viện cung cấp từ chương trình đào tạo, các quy định, thời khóa biểu, lịch thi, chính sách hỗ trợ sinh viên… (thể hiện qua quan sát TC1 có GTTB 4.08), các thành phần quan sát khác sinh viên cũng cảm nhận khá cao (thủ tục hành chính hợp lý TC2, hoạt động kiểm tra, đánh giá phù hợp TC4). Điều này thể hiện sự tin tưởng của sinh viên với các cam kết mà Học viện đã công bố, các thông tin đến đều kịp thời, đầy đủ. Riêng quan sát TC3 thấp nhất trong số các quan sát về vấn đề học phí (GTTB 3.45), điều này cho thấy sinh viên chưa thực sự thoả mãn với mức thu học phí chương trình CLC tương xứng với chất lượng đào tạo mà sinh viên nhận được.

Thang đo về đội ngũ giảng viên, sinh viên đánh giá cao nhất và cảm nhận được sự nhiệt tình của giảng viên thơng qua quan sát GV3 (GTTB 4.08), đó là Giảng viên có thái độ đúng mực khi giao tiếp, làm việc với sinh viên, nhiệt tình với sinh viên. Quan sát GV1 (GTTB 3.83) cho thấy bản thân sinh viên CLC cũng thấy rõ được giảng viên chương trình CLC được tuyển chọn là những người có trình độ cao, kinh nghiệm và uy tín trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Các quan sát khác về đội ngũ giảng viên khá đồng đều nhau, GTTB đều lớn hơn 3.80.

Thang đo chương trình đào tạo, sinh viên cảm nhận cao qua mục tiêu đào tạo có đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa lý thuyết, thực tiễn và phát triển đầy đủ kỹ năng mềm, năng lực tự học và tự nghiên cứu của người học qua quan sát CT3 (GTTB 4.16). Các thành phần khác sinh viên cũng cảm nhận nhận tương đối cao, đồng đều, đất nhất là quan sát CT5 (GTTB 4.17), đó là CTĐT đáp ứng sự tiến bộ của bản thân về kiến thức, kỹ năng… Tuy nhiên quan sát CT2 (GTTB 3.88) là thấp nhất, điều này thể hiện CTĐT được thiết kế với thời lượng giảng dạy các học phần ngoại ngữ và các học phần chuyên ngành bằng ngoại ngữ cũng chưa thực sự phù hợp với năng lực người học và đáp ứng được CĐR.

nhất là quan sát QT3 (GTTB 4.15), đó là sinh viên có nhiều cơ hội đi thực tế và tiếp xúc với các chuyên gia hàng đầu qua các buổi nói chuyện chuyên đề, thực tế, hội thảo trong và ngoài Học viện. Tuy nhiên quan sát QT4 (GTTB 3.88) là thấp nhất, điều này thể hiện các hoạt động ngoại khoá chưa được sinh viên cảm nhận cao.

Ở thang đo cơ sở vật chất, hầu hết các quan sát sinh viên cảm nhận thấp hơn các quan sát khác. Sinh viên cảm nhận cao về quy mô lớp học nhỏ, tăng tương tác giữa giảng viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên thể hiện qua quan sát VC1 có giá trị GTTB là 3.90. Riêng quan sát VC2 có giá trị thấp nhất (GTTB là 3.09), đã phản ánh đúng là hiện nay Học viện mặc dù cơ sở vật chất hiện đại nhưng chưa có khu vực riêng cho chương trình CLC. Các quan sát cịn lại đều có giá trị GTTB lớn hơn 3.70, cho thấy sinh viên cũng đã khá thoả mãn với các dịch vụ học viện đang cung cấp từ thống internet wifi, giáo trình tài liệu học tập, thư viện…

Thang đo hài lòng, sinh viên cảm nhận cao với quan sát HL2 về quyết định theo học chương trình CLC của Học viện là một lựa chọn đúng đắn, giá trị GTTB 3.81, các quan sát khác đều khá đồng đều nhau và có GTTB lớn hơn 3.40.

2.2.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích yếu tố khám phá (EFA) để loại bỏ các biến quan sát không phù hợp do các biến quan sát này (biến rác) có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là có thể sử dụng được; từ 0,6 trở lên cũng có thể cân nhắc sử dụng trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu mới. Ngồi ra, khi đánh giá các thang đo thì hệ số tương quan

biến-tổng (corrected item-total correlation) phải từ 0,3 trở lên mới đảm bảo yêu cầu (Hair và cộng sự, 2010).

2.2.2.1. Kiểm định các thang đo tiếp cận dịch vụ giáo dục (TC)

Bảng 2.6. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo tiếp cận dịch vụ

Một phần của tài liệu Phân tích sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Học viện Chính sách và Phát triển - Nghiên cứu trường hợp sinh viên hệ chất lượng cao (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w