2.4. Phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
2.4.2. Năng lực tài chính
Kết quả phân tích khảo sát được thể hiện chi tiết tại Phụ lục 02. Kết quả điều tra cho thấy năng lực tài chính của các doanh nghiệp được khảo sát ở mức gần trung bình với số điểm bình quân của từng chỉ tiêu trong thang đo dao động trong khoảng từ đến 2,9 đến 3,1. Phân tích từng chỉ tiêu trong thang đo năng lực tài chính cho thấy nhiều doanh nghiệp bán lẻ được khảo sát cho rằng Doanh nghiệp chưa có khả năng cao về việc có đủ vốn để đáp ứng yêu cầu kinh doanh (số điểm 2,95) và Doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau (số điểm 2,9).
2.75 2.80 2.85 2.902.95 3.003.05 3.103.15 2.98 2.95 2.9 3.1 3.00 4.00 3.00 4.00 3.00 4.00
Hình 2.7: Điểm đánh giá của chỉ tiêu Năng lực tài chính
Nguồn: Tổng hợp khảo sát của tác giả
Thực tế, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô vốn không quá lớn (chi tiết tại Bảng bên dưới). Từ khi Việt
Nam mở cửa thị trường với hàng loạt các hiệp định FTA, thông qua đầu tư trực tiếp, góp vốn liên doanh, nhượng quyền thương mại…các doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng mạng lưới bán hàng, khai thác và kết hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp nhỏ trở thành hệ thống có quy mơ lớn và trình độ tổ chức cao đang ngày một phát triển. Qua đó, một số nhà bán lẻ đã tổ chức được mơ hình bán hàng theo chuỗi với số lượng cửa hàng tăng lên hàng năm. Trong số rất nhiều các doanh nghiệp đang ngày càng lớn mạnh cả về quy mô và hiệu quả kinh doanh thì phải kể đến một số thương hiệu nổi tiếng có doanh thu trung bình năm 2019 của từng cửa hàng trong một tháng [72], [73] như như Bách khóa xanh (thuộc Thế giới di động) doanh thu 1,3 tỷ đồng trong tháng, Coop food là 1tỷ đồng, Vinmart+ là 520 triệu đồng, thế giới di động là 2,794 tỷ đồng.
Bảng 2.11: Số DNBL đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2019 được phân theo quy mô vốn
Quy mô vốn (tỷ đồng) Dưới 0.5 tỷ đồng Từ 0,5-1 Từ 1- 5tỷ Từ 5- 10 Từ 10- 50 Từ 50- 200 Từ 200- 500 Từ 500 trở lên Số DN đang hoạt động phân theo quy mô vốn 5.109 6.526 24.739 7.794 7.132 1.108 173 94 Tỷ lệ (%) số DN đang hoạt động phân theo quy mô vốn 9.7% 12.4% 47.0% 14.8% 13.5% 2.1% 0.3% 0.2 %
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê
Theo số liệu thống kê của Niên giám Thống kê năm 2020 cho thấy quy mô vốn của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nhìn chung cịn chưa cao, xét đối với số lượng doanh nghiệp bán lẻ theo cơ cấu vốn, đa số các doanh nghiệp
bán lẻ có quy mơ vốn nhỏ, trong đó số doanh nghiệp có quy mơ dưới 0,5 tỷ đồng chiếm khoảng 9,7%; số doanh nghiệp có vốn từ 0,5 tỷ đồng đến 1 tỷ đồng chiếm 12,4%; số doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng là chiếm 47,0%; số doanh nghiệp từ 5 đến 10 tỷ đồng chiếm 13,5%. Số doanh nghiệp bán lẻ có quy mơ vốn từ 50 tỷ trở lên thì chiếm tỷ lệ rất thấp (chi tiết nêu tại Bảng 2.11 về số doanh nghiệp bán lẻ đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2019 được phân theo quy mô vốn). Quy mô lao động của doanh nghiệp bán lẻ đại đa số là dưới 50 người trở xuống, chi tiết được nêu cụ thể ở Bảng 2.13 số lượng doanh nghiệp bán lẻ theo quy mơ lao động, trong đó số doanh nghiệp bán lẻ có số lao động dưới 5 người là chủ yếu (65,5%), từ 5 người đến dưới 9 người chiếm 23,1%.
Như vậy, có thể thấy, đại đa số các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang hoạt động đều có quy mơ vốn nhỏ, trong đó đa số các doanh nghiêp bán lẻ Việt Nam có quy mơ vốn đều dưới 5 tỷ đồng, cịn số doanh nghiệp có vốn từ 50 đến 200 tỷ đồng chiếm một số lượng rất nhỏ trong toàn bộ các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Số liệu thống kê nêu ở Bảng bên dưới cho thấy, vốn kinh doanh bình quân hàng năm của một doanh nghiệp bán lẻ rất nhỏ và nếu tăng thì tốc độ tăng chậm trong giai đoạn từ 2010 đến nay. Trong năm 2010 tổng số vốn sản xuất kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp bán lẻ là khoảng 184.002 tỷ đồng, đến năm 2019 con số này là 630.540 đồng. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp tăng không đồng đều các năm, năm 2017 (0,94) thấp hơn năm 2016 (1,64), năm 2018 (1,39), năm 2019 (0,15).
Năm 2010 2015 2016 2017 2018 2019 Chỉ tiêu
Tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp đang
hoạt động của ngành bán lẻ (ĐVT: %) 1,06 0,55 1,64 0,94 1,39 0,15
Tổng số lao động đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tới thời điểm 31/12 hàng năm (ĐVT: Người)
317.88 9 364.48 7 417.30 8 448.17 0 467.34 4 505.863
Vốn sản xuất bình qn hàng năm của các DNBL đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh (ĐVT: Tỷ đồng)
184.00 2 396.65 1 412.23 3 488.62 5 638.19 4 630.540
Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính
dài hạn của các DN (ĐVT: Tỷ đồng) 42.139 116.312 137.37 2 147.85 0 207.55 1 146.763
Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh
của DN (ĐVT: Tỷ đồng) 373134 690495 744458 850602 965372
102747 0 Lợi nhuận trước thuế của DN (tỷ
đồng) 4.001 3849 12.269 7.991 13.423 1.583
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê Nhận xét: Những hạn chế về quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh và
vốn của doanh nghiệp Việt Nam dẫn đến những khó khăn trong việc phát triển mở rộng các cửa hàng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế, chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn của Việt Nam như BRG, Saigon Co.op, Bách khóa xanh, Massan, Satra, Vissan… mới đủ năng lực để cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình so với doanh nghiệp bán lẻ có vốn nước ngồi tại thị trường bán lẻ Việt Nam. Vì vậy, với tiềm lực tài chính và quy mơ hạn chế, các doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc đầu tư, đổi mới cơng nghệ, thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các yêu cầu giao hàng khác… Do vậy, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thì trước hết cần mở rộng quy mơ vốn cũng như tăng cường khả năng huy động nguồn vốn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.