Mơ hình 5 áp lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tại thị trường trong nước (Trang 53 - 56)

Michael Porter [28], [51] đã mơ hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh sau:

- Áp lực từ hàng hóa thay thế: Sản phẩm thay thế làm tạo ra sức ép cạnh tranh với sản phẩm hiện tại. Việc này dẫn đến hạn chế lợi nhuận tiềm năng của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Doanh nghiệp cần chú ý tới các sản phẩm, hàng hóa thay thế tiềm ẩn nhằm tránh bị tụt lại ở các thị trường. Hiện nay các doanh nghiệp, các tập đồn khơng ngừng nghiên cứu và tung ra các mặt hàng thay thế nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường. Doanh nghiệp muốn có ưu thế cạnh tranh thì cần cập nhật các cơng nghệ mới vào sản xuất để tạo ra được các hàng hóa, dịch vụ tốt, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Áp lực từ nhà cung ứng: Các nhà cung ứng gồm các nhà cung cấp các hàng hóa đầu vào cho hoạt động của một doanh nghiệp (như vốn, nguyên liệu sản xuất…). Các nhà cung ứng có thể gây áp lực tới hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích, đánh giá các nhà cung ứng cung cấp sản phẩm, dịch

vụ đầu vào cho doanh nghiệp là vấn đề quan trọng trong q trình phân tích cạnh tranh: Mức độ tập trung của các nhà cung ứng; tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung ứng; sự khác biệt của các nhà cung ứng; tác động của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm; chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành; sự tồn tại của các nhà cung ứng thay thế; nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung ứng; chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.

Hình 1.1: Mơ hình 5 áp lực của Michael Porter

Nguồn tham khảo: [28]

- Áp lực từ khách hàng: Khách hàng (KH) là đối tượng chính của hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh thì họ càng nhận được sự ủng hộ và trung thành từ phía khách hàng. Đa số người tiêu dùng mong muốn có được những chủng loại hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốt và giá cả thấp nhất. Còn doanh nghiệp sản xuất lại mong muốn người tiêu dùng trả cho hàng hóa của họ mức giá cao để cơng ty có lợi nhuận tốt. Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như

hiện nay, vai trò của khách hàng càng trở nên quan trọng và cần được ưu tiên hơn. Một doanh nghiệp không thể thỏa mãn được tất cả nhu cầu của các loại khách hàng, vì vậy các doanh nghiệp nên phân loại người tiêu dùng thành các nhóm khác nhau. Từ đó mới tiến hành phân tích và đưa ra các chính sách thích hợp để thu hút ngày càng nhiều khách hàng.

- Áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh hiện tại: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là những doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một ngành. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành quyết định mức độ và tính chất cạnh tranh giành lợi thế trong ngành với mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần, và giữ được mức lợi nhuận cao nhất. Các doanh nghiệp có thể đánh giá sức cạnh tranh hàng hóa của mình qua đối thủ cạnh tranh hiện tại bằng cách so sánh tương quan giữa doanh nghiệp và đối thủ hiện tại về thị phần tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Nếu hàng hóa, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh đáp ứng nhu cầu tốt hơn của khách hàng thì sản phẩm của doanh nghiệp kém khả năng cạnh tranh hơn so với đối thủ. Mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh, các ưu, nhược điểm trong chiến lược kinh doanh của những đối thủ cạnh tranh hiện tại. Từ đó, đánh giá được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường để xây dựng chiến lược cạnh tranh thích hợp với mơi trường chung.

- Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp ngồi ngành có thể tham gia kinh doanh vào ngành hiện tại của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp hiện tại có thể sẽ giảm và tăng thêm mức độ cạnh tranh. Lợi thế của các đối thủ tiềm ẩn là người mới tham gia vào thị trường sau, nên có khả năng áp dụng những kỹ thuật, công nghệ mới. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong ngành có thể xuất hiện thơng qua việc mua, bán lại các công ty đang hoạt động, hoặc các doanh

nghiệp đang có ý định rút lui khỏi ngành. Khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể sẽ thay đổi. Do vậy, cơng ty cần có chiến lược cạnh tranh phù hợp có khả năng tạo một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của đối thủ mới. Chiến lược cạnh tranh này có thể là lợi thế trong sản xuất theo quy mơ, đa dạng hóa hàng hóa, dịch vụ, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tại thị trường trong nước (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w