2.5.1. Những điểm mạnh, hạn chế và yếu kém của doanh nghiệp bánlẻ Việt Nam lẻ Việt Nam
2.5.1.1. Những điểm mạnh
Thứ nhất, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chủ động với nguồn cung hàng hóa đa dạng trong nước, giá cả tương đối rẻ, có lợi thế là hiểu biết thói quen mua sắm tiêu dùng của người dân trong nước. Hàng Việt Nam ngày càng có chất lượng cao hơn, đa dạng chủng loại và không ngừng cải tiến sản phẩm, nhiều sản phẩm mới kịp thời phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng được đưa ra thị trường, phục vụ nhu cầu hiện đại của người dân. Tuy hàng hóa nước ngồi có nhiều điều kiện nhập khẩu vào Việt Nam nhưng sẽ khơng có sự gia tăng đột biến.
Thứ hai, lực lượng lao động tương đối dồi dào với chi phí nhân công lao động rẻ, tương đối cạnh tranh. Việt Nam được đánh giá là nơi có chi phí nhân cơng lao động thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực châu Á. Với lợi thế dân số đơng và có tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao là những yếu tố thuận lợi cho các ngành kinh tế nói chung và ngành bán lẻ nói riêng.
Thứ ba, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có một thị trường có nhu cầu lớn và nhiều tiềm năng. Có thể thấy qua cơ cấu nhân khẩu học của Việt Nam, với gần 100 triệu dân, cũng là một trong những yếu tố thuận lợi cho thị trường bán lẻ. Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số vàng, với phần lớn là lực lượng dân số trẻ. Đây là động lực giúp cho tăng trưởng thị trường bán lẻ mạnh mẽ.
Thứ tư, các nhà bán lẻ Việt Nam vẫn chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trong thời gian tới. Bởi lẽ các DNBL nước ngoài hiện nay mới chỉ đang tranh chấp thị phần với bán lẻ Việt Nam ở các mơ hình bán lẻ hiện đại. Trong khi đó theo thống kê thì các mơ hình bán lẻ hiện đại cũng mới chỉ chiếm khoảng 25-30% thị phần TTBL Việt Nam, thị phần bán lẻ hiện nay phần lớn vẫn thuộc về các mơ hình bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa…Như vậy dự địa để các doanh nghiệp bán lẻ phát triển mở rộng thêm kênh bán lẻ hiện đại sẽ còn thị trường rất rộng lớn ở các vùng nông thôn, ngoại thành hay vùng sâu, vùng xa.
Thứ năm, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thuận lợi hướng đến doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng. Trong thời gian qua, Chính phủ đã liên tục cắt giảm thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng giảm chi phí cũng như thời gian làm các thủ tục hành chính với các cơ quan Nhà nước như thuế, hải quan… mang lại những đột phá về đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá là đất nước có mơi trường chính trị ổn định và an tồn, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ sáu, thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng hấp dẫn khi tham gia các nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Nhiều mặt hàng bán lẻ nhập khẩu được giảm thuế, hàng hóa ngày càng đa dạng. Bên cạnh đó, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, giúp thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam ngày càng phát triển.
2.5.1.2. Những hạn chế và yếu kém
Thứ nhất, tỉ lệ lao động có kinh nghiệm cịn thấp và tỉ lệ nhảy việc của nhân cơng ngành bán lẻ cịn cao. Cơng việc trong ngành bán lẻ giảm sức hút hấp dẫn so với nhiều ngành nghề khác do điều kiện làm việc cũng như chế độ
tiền lương bổng cho nhân công. Việc này tác động đến năng suất lao động, và giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cịn hạn chế về năng lực tài chính, chưa dễ dàng tiếp cận huy động được vốn từ các tổ chức tín dụng với lãi suất phù hợp khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Thứ ba, doanh nghiệp bán lẻ đang phải đóng nhiều khoản phí, lệ phí đang cịn cao. Các khoản chi phí như thuê mặt bằng của các doanh nghiệp bán lẻ có xu hướng ngày càng tăng cao. Điển hình là chi phí th mặt bằng kinh doanh tại Việt Nam đang trên đà tăng (đặc biệt tại các đơ thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) đã làm các doanh nghiệp bán lẻ gặp nhiều khó khăn do suất đầu tư cao. Chi phí logistics cũng tăng cao, trong đó có chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí doanh nghiệp, điều này tạo ra rào cản lớn nhất đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Thứ tư, năng lực quản lý của đa số doanh nghiệp bán lẻ đang còn hạn chế. Kinh nghiệm và các kỹ năng bán hàng, cung cấp dịch vụ để làm thỏa mãn sự hài lòng cho khách hàng còn chưa đa dạng.
Thứ năm, việc các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các nhà bán lẻ nước ngoài. Các FTA càng mang lại nhiều điều kiện thuận lợi hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
Thứ sáu, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cịn thiếu tính linh hoạt, chưa đồng bộ. Nhà nước cần có những chính sách cụ thể, mang tính đồng bộ về đầu tư, tài chính, nhân lực, chuyển giao cơng nghệ, …để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.