Nguồn: Nguồn tham khảo từ [28], [33], [42], [51], [107]
1.3.4. Mơ hình Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị (Value chain) [51] hay cịn gọi là Chuỗi giá trị phân tích được mơ tả và phổ cập bởi Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn sách “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance”. Chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động và SPDV được tạo ra đều đi qua tất cả các hoạt động đó theo thứ tự nhất định. Tại mỗi hoạt động, hàng hóa, dịch vụ sẽ được tạo hoặc gia tăng thêm giá trị, tuy nhiên giá trị gia tăng mà chuỗi giá trị mang lại cho SPDV là nhiều hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động
Đầu tư
nước ngoài Chiến lược, cấu trúc và mức độ cạnh tranh
Điều kiện yếu tố đầu vào
Điều kiện về nhu cầu
trong chuỗi.
Chuỗi giá trị được chia thành 2 loại hoạt động: loại hoạt động chính (Primary Activities) và loại hoạt động hỗ trợ (Supporting Activities). Mục tiêu của các hoạt động này là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các hoạt động hỗ trợ luôn tồn tại trong các hoạt động chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng hơn đối thủ trong ngành ở hoạt động nào thì đó là lợi thế cạnh tranh cấp ngành của doanh nghiệp đó.
Hoạt động chính bao gồm: Hoạt động logistic đầu vào sản xuất (Inbound Logistic): nguyên vật liệu, trang thiết bị; Hoạt động logistic đầu ra sản xuất (Outbound Logistic): lưu trữ, phân phối, vận chuyển hàng hóa; Hoạt động marketing, bán hàng (Marketing & Sales): các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, bán hàng; hoạt động sản xuất, vận hành (Production & Operations): sản xuất, vận hành tạo ra sản phẩm, dịch vụ; Hoạt động dịch vụ khách hàng (Customer Service): các hoạt động chăm sóc khách hàng, quản lý quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management).
Hoạt động hỗ trợ bao gồm: Quản trị Nguồn nhân lực (Human Resources Management): Hoạt động này giúp doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực cả về chất và lượng để thực hiện các hoạt động còn lại, thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp; Hoạt động chiến lược (Strategy): Hoạt động giúp doanh nghiệp vạch ra các chiến lược hành động, kế hoạch kinh doanh và chiến lược thực hiện cho các hoạt động còn lại; Công nghệ thông tin (Technology): Hoạt động này giúp doanh nghiệp vận hành tốt quá trình sản xuất kinh doanh. Ở một số nghề đặc thù về cơng nghệ, đây chính là vũ khí cạnh tranh chiếm ưu thế nhất của doanh nghiệp; Hoạt động nghiên cứu và phát triển (Research & Development): Hoạt động này giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh cao và lợi nhuận đầu tư lớn.
Chuỗi giá trị là một công cụ hữu ích trong việc xác định các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp và các hoạt động chính của doanh nghiệp. Chuỗi giá trị thích hợp và tích hợp cao sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Như giảm và tiết kiệm chi phí dẫn tới tăng giá trị gia tăng; khác biệt hố bằng việc thích hợp và tích hợp cao tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh…