Loại hình 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Số lượng siêu thị 832 865 958 1007 1085 1.163
Số lượng TTTM 160 168 189 212 240 250
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám Thống kê
Mấy năm qua nền kinh tế phục hồi, có thể thấy TTBL đã có sự phát triển mạnh mẽ và đang trên đà lấy lại tốc độ tăng trưởng. Số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều lên, ngành sản xuất phục hồi, kiều hối tăng, lãi suất cho vay giảm…là những yếu tố chính góp phần làm tăng thu nhập người dân. Bên cạnh đó, làn sóng vốn trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
6 Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội:
https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx? UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=45006 (truy cập 10/11/2021)
đầu tư vào ngành bán lẻ Việt Nam ngày càng gia tăng. 2015 2016 2017 2018 2019 2020 0 200 400 600 800 1000 1200 1400
Số lượng siêu thị Số lượng TTTM
Hình 2.3: Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại từ 2015-2020
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám Thống kê (ĐVT: tỷ đồng)
Trên TTBL đã nổi lên một số DNBL lớn bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và DNBL trong nước, chiếm thị phần lớn trong TTBL, đang cạnh tranh với nhau và đi đầu trong những xu hướng bán lẻ mới. Các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài như Lotte, Central Group, Aeon, Circle K, K Mart… đã liên tục đẩy mạnh chiến lược M&A tại thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng TTBL Việt Nam là rất lớn, và cạnh tranh để thị phần trong lĩnh vực này cũng ngày càng gay gắt.
Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (như Phụ lục 3), trong đó việc cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư, phân phối cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nước ngoài lớn đẩy mạnh đầu tư vào ngành bán lẻ Việt Nam. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế, chỉ có một số ít doanh nghiệp bán lẻ lớn của Việt Nam như Saigon Co.op, Masan, Satra, BRG
Group, … mới đủ năng lực để cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường bán lẻ Việt Nam.
Hiện tại, thị trường bán lẻ Việt Nam có hai kênh chính gồm kênh bán lẻ hiện đại và kênh bán lẻ truyền thống. Kênh bán lẻ hiện đại có các loại hình như: các loại hình siêu thị (siêu thị, siêu thị mini), đại siêu thị, trung tâm mua sắm, các loại hình cửa hàng chuyên doanh hiện đại, cửa hàng tiện lợi…; bán lẻ trực tuyến và bán hàng trực tiếp tại cơ sở bán lẻ. Với đặc điểm về vốn, kinh nghiệm, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ lựa chọn phân khúc riêng cũng như mở rộng kinh doanh ở tất cả các phân khúc như Masan, Saigon Co.op, Satra, Bách hóa xanh (Thế giới di động), BRG…
Loại hình bán lẻ truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với bán lẻ hiện đại, cụ thể chi tiết tỷ lệ cơ cấu các loại hình bán lẻ nêu trong bảng dưới đây.