2.2. Hai vùng
Cùng với trục phát triển kinh tế dọc theo QL.32 - QL.4D - QL.12, trên địa bàn tỉnh Lai Châu hình thành 02 vùng kinh tế. Trong đó, vùng kinh tế QL.32 – QL.4D – QL.12 là vùng kinh tế động lực; và vùng kinh tế nông - lâm sinh thái Sông Đà là vùng phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, kết hợp hài hồ với bảo vệ mơi trƣờng, bảo tồn và phát triển rừng. Cụ thể nhƣ sau:
(1) Vùng kinh tế động lực (gồm các huyện và thành phố: Than Uyên, Tân Uyên,
Tam Đƣờng, TP. Lai Châu, và Phong Thổ): tập trung phát triển nơng nghiệp hàng hóa, nơng nghiệp hữu cơ chất lƣợng cao gắn với công nghiệp chế biến nông sản; khai thác tài nguyên khoáng sản; phát triển dịch vụ du lịch, vận tải; phát triển đơ thị;...
Hình thành 02 chuỗi đô thị động lực: (i) chuỗi đô thị TT Tam Đƣờng - TP Lai Châu - TT Phong Thổ; và (ii) chuỗi đô thị TT Than Uyên - TT Tân Uyên. Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, nâng cấp TT Tân Uyên và Than Uyên từ cấp đô thị loại V hiện nay lên cấp đô thị loại IV. Giải pháp để tăng quy mô dân số, phát triển hạ tầng cho các thị trấn này là phát triển các KCN, CCN tại Than Uyên, Tân Uyên theo mơ hình KCN đơ thị - dịch vụ nhờ cự ly gần và kết nối thuận lợi với cao tốc Lào Cai - Hà Nội. Đồng thời, đẩy nhanh xây dựng dự án Hầm đƣờng bộ qua đèo Hoàng Liên, rút ngắn quãng đƣờng và thời gian di chuyển từ Sa Pa (Lào Cai) đến TT Tam Đƣờng, cùng với việc nâng cấp QL.4D và triển khai các dự án đầu tƣ điểm du lịch để tạo đột phá về du lịch. Phấn đấu đến năm 2030, TP Lai Châu đạt phần lớn các chỉ tiêu nâng cấp lên đơ thị loại II để có cơ sở tiếp hồn thành các chỉ tiêu cịn lại để trở thành đô thị loại II trong giai đoạn sau đó.
TT QHLC-V17.1
Xác định KKTCK quốc tế Ma Lù Thàng là một động lực, kết nối phát triển kinh tế quan trọng của Tỉnh nói riêng, tiểu vùng Tây Bắc nói chung. Phát triển KKTCK quốc tế Ma Lù Thàng trở thành cửa khẩu quan trọng trong trung chuyển, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc và tiếp nhận khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam. Bên cạnh đó, với hạ tầng giao thơng đang đƣợc cải thiện mạnh mẽ, tỉnh Lai Châu có thể tận dụng ƣu thế kết nối với KKTCK quốc tế Lào Cai để phát triển kinh tế.
(2) Vùng kinh tế nông - lâm sinh thái Sông Đà (gồm các huyện biên giới Sìn
Hồ, Nậm Nhùn, Mƣờng Tè). Đây là vùng có ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc gia, an ninh nguồn nƣớc, bảo tồn và bảo vệ rừng chống BĐKH. Định hƣớng phát triển của vùng này là tập trung phát triển một số sản phẩm nơng nghiệp hàng hóa có giá trị gia tăng cao, phát triển công nghiệp năng lƣợng, thủy sản lòng hồ, phát triển kinh tế rừng (đồng thời bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phịng hộ đầu nguồn), vùng dƣợc liệu, du lịch. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt - Trung đoạn cột mốc 17-18 để gia tăng xuất nhập khẩu. Cần ƣu tiên phát triển hạ tầng giao thông để tăng cƣờng kết nối các địa phƣơng trong khu vực với cửa khẩu; phát triển hạ tầng thƣơng mại, logistics tại khu vực cửa khẩu.
2.3. Ba trụ cột
Các trụ cột phát triển kinh tế tỉnh Lai Châu bao gồm: dịch vụ (trong đó tập trung vào du lịch và thƣơng mại); cơng nghiệp (trong đó tập trung vào cơng nghiệp năng lƣợng, cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản); nông nghiệp (trong đó tập trung vào phát triển nông nghiệp đa giá trị, nông
nghiệp hữu cơ, nơng nghiệp hàng hố tập trung dựa vào các sản phẩm nơng, lâm sản có lợi thế, có giá trị gia tăng cao, và phát triên thuỷ sản lòng hồ).