CHỨC NĂNG
1. Phân bố trung tâm chính trị - hành chính
Trung tâm chính trị - hành chính bao gồm các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp (tỉnh, huyện, xã) đƣợc đặt tại các trung tâm thành phố, thị xã, huyện và trung tâm các xã, phƣờng, thị trấn (đối với cấp xã).
2. Phƣơng án sắp xếp không gian phát triển các vùng kinh tế động lực
- Vùng kinh tế động lực QL.32 và QL.4D (bao gồm Lai Châu, huyện Phong Thổ, Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên): tập trung phát triển thƣơng mại, DV, kinh tế
cửa khẩu, cây CN, trồng rừng, CNCB nông - lâm sản, các mặt hàng chủ lực là chè, lúa gạo, thảo quả, thịt trâu, bò, đất hiếm, gỗ CN, mủ cao su, vật liệu xây dựng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
- Vùng kinh tế lâm - nông nghiệp sinh thái sông Đà (bao gồm huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ): hƣớng phát triển chính là khoanh ni bảo vệ diện tích rừng tự
nhiên hiện có, rừng phịng hộ, trồng cây cao su với xây dựng các cơ sở chế biến. Khai thác lợi thế giao thông đƣờng thủy, các trục đƣờng giao thông QL.12, ĐT.127 phát triển dịch vụ vận tải, du lịch. Sử dụng có hiệu quả diện tích mặt nƣớc của các hồ thủy điện, phát triển nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm chủ yếu: sản xuất điện, mủ cao su, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
- Vùng kinh tế du lịch sinh thái, văn hóa dân tộc và NN chất lƣợng cao (ở cao nguyên Sìn Hồ): phát triển vùng thành khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nghỉ dƣỡng, phát triển cây dƣợc liệu, hoa, cây ăn quả ôn đới.
- Vùng kinh tế cửa khẩu: Phát triển cơ sở hạ tầng KKTCK quốc tế Ma Lù Thàng, cửa khẩu U Ma Tu Khoòng và lối các lối mở biên giới đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, phát triển hàng nông sản địa phƣơng.
3. Phƣơng án phân bó các khu chức năng khác
- Phân bố trung tâm dịch vụ xã hội: (i) Giai đoạn 2021-2030: Trên địa bàn TP Lai Châu có 03 cơ sở trợ giúp xã hội (gồm: 02 cơ sở bảo trợ xã hội và 01 cơ sở cai nghiện ma túy); và (ii) Đến năm 2050, trên địa bàn tỉnh có 05 cơ sở trợ giúp xã hội (trong đó có 04 cơ sở bảo trợ xã hội và 01 cơ sở cai nghiện ma tuý).
- Phân bố khu bảo tồn: (i) Vùng bảo vệ bảo tồn di tích văn hóa, lịch sử: Các điểm
di tích văn hóa, lịch sử, các khu bảo tồn thiên nhiên,… đƣợc phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, tập trung nhiều dọc theo bờ sông Đà; (ii) Khu bảo tồn thiên nhiên rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà tại các xã Tà Tổng, Mù Cả, Ka Lăng và Thu Lũm (huyện Mƣờng Tè). Khu bảo tồn Mƣờng Tè có diện tích 33.775 ha (phần rừng 7.500 ha thuộc vƣờn Quốc gia Hoàng Liên) cần đƣợc bảo vệ chặt chẽ.
TT QHLC-V17.1