Sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế thu nhập doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn ở việt nam hiện na (Trang 28 - 33)

1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về chống thất thu thuế thu nhập doanh

1.3.4. Sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế thu nhập doanh

đối với doanh nghiệp lớn

Thứ nhất, xuất phát từ tầm quan trọng của thuế TNDN trong hệ thống thuế

- Thuế TNDN chiếm tỷ trọng khoảng 25% tổng thu từ thuế, phí. Nhưng theo Luật thuế TNDN số 32/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008 thì thuế suất thuế TNDN bắt đầu từ 01/01/2014 là 22% nhưng đến 01/01/2016 thuế suất sẽ giảm xuống 20%. Như vậy để phù hợp với thơng lệ quốc tế và theo lộ trình cải cách thuế 2014 – 2020 thuế suất thuế TNDN sẽ liên tục giảm xuống, điều này làm giảm nguồn thu cho NSNN do đó cần phải siết chặt quản lý thuế TNDN để tránh tình trạng gian lận thuế làm thất thu NSNN.

- Kiểm sốt và nắm bắt thêm các thơng tin về DN. Thông qua khai báo thuế của DN, cơ quan thuế có thể nắm bắt được phần nào tình hình kinh doanh của DN để từ đó có những điều chỉnh cho hợp lý. Nhưng những số liệu này có thể phản ánh khơng trung thực tình hình kinh doanh của DN nên qua cơng tác kiểm tra tại trụ sở DN thì cơng chức thuế có thể tìm hiểu được nhiều thơng tin chính xác về DN, có thể nắm bắt các thủ đoạn gian lận thuế để lưu trữ vào cơ sở dữ liệu ngành Thuế tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, tìm kiếm sau này.

Thứ hai, xuất phát từ thực trạng quản lý thuế TNDN hiện nay

- Do khối lượng DNL tăng lên đáng kể đã gia tăng gánh nặng quản lý đối với cơ quan thuế. Hiện nay số lượng cơng chức thuế ở Việt Nam cịn mỏng so với lực lượng “hùng hậu” ở các DNL, do đó khó tránh khỏi việc khơng phát hiện được những gian lận, sai sót trong các giao dịch của NNT.

- DNL ngày càng gia tăng cả về số lượng và quy mô, kinh doanh đa dạng các ngành nghề. Nhưng với DNL thì ngồi những mục đích điều tiết, định hướng nền

kinh tế, cũng ln tồn tại mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó các DNL cũng khơng từ một thủ đoạn, mánh khóe nào. Vì mục tiêu lợi nhuận, các DN sẵn sàng khai tăng chi phí được trừ, khai giảm doanh thu, áp dụng định mức kỹ thuật khơng đúng quy định, mua hóa đơn khống để làm tăng chi phí được trừ hoặc bán hàng khơng xuất hóa đơn nhưng vẫn tập hợp đầy đủ chi phí đầu vào…Những thủ đoạn này của DN cơ quan thuế rất khó phát hiện, để có thể phát hiện được cần có sự phối hợp với các cơ quan liên quan: Ngân hàng, Công an, cơ quan quản lý thị trường.

Xuất phát từ lý do trên cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với DNL để góp phần tăng thu cho NSNN; tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng; quản lý chặt chẽ được các ĐTNT TNDN qua đó nâng cao uy tín của Nhà nước đối với DNL nói riêng và tất cả các DN ở Việt Nam nói chung.

2.

Tóm lại, chương 1 đã đề cập đến 3 nội dung cơ bản: Phần thứ nhất là những vấn đề lý luận cơ bản về thất thu thuế. Phần thứ hai là những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp lớn. Phần thứ ba là những vấn đề lý luận cơ bản về chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Những nội dung này mang tính chất lý thuyết, nhưng nó là cơ sở, nền tảng cho các phân tích và nhận định ở các phần tiếp theo, đồng thời cũng là vật chứng để đối chiếu từ tổng thể đến chi tiết với thực trạng quản lý thuế và chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNL ở Việt Nam hiện nay sẽ được đề cập trong chương 2 dưới đây, từ đó có cơ sở đưa ra những mặt đạt được, mặt chưa đạt được và nguyên nhân của mặt chưa đạt được trong công tác quản lý thuế đối với daonh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay. Mặt khác, các nội dung này cũng là cơ sở đưa ra các giải pháp sẽ được trình bày trong chương 3.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ VÀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

LỚN Ở VIỆT NAM

2.1. Kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam những năm qua

Thực hiện Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg cùng với chủ trương của Bộ Tài chính về việc cải cách, kiện tồn bộ máy quản lý ngành thuế, kết hợp linh hoạt mơ hình quản lý thuế theo chức năng với quản lý thuế theo đối tượng, nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý theo hướng cải cách hành chính và hiện đại hóa, ngày 14/01/2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 106/QĐ-BTC quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế, theo đó, Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn thực hiệnc hức năng, nhiệm vụ cơ bản sau: Tham mưu trình Tổng cục hướng dẫn, giải đáp cơ chế chính sách thuế, tham mưu nghiên cứu, đề xuất về cơ chế, chính sách thuế đặc thù và quản lý thuế đối với DNL như thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ, xây dựng dự toán… đối với các DNL.

Tại Tổng cục Thuế, Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn là đầu mối thực hiện quản lý gián tiếp các DNL thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành thuế và cơ chế báo cáo của các Cục thuế địa phương. Bộ phận quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn tại Tổng cục Thuế đã phân chia các DNL thành các nhóm ngành kinh tế cơ bản như: Điện lực, Viễn thơng, Dầu khí, Xây dựng, Tài chính ngân hàng, Hóa chất, cao su, xăng dầu, cơng nghiệp ơ tơ và giao cho nhóm cán bộ quản lý theo cơ chế chuyên biệt. Nhóm cán bộ này có trách nhiệm theo dõi, thu nhập, thơng tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và có trách nhiệm phân tích, đánh giá, giải quyết các vướng mắc về chính sách, cơ chế quản lý thuế có liên quan đến doanh nghiệp được giao quản lý. Tại Cục thuế địa phương có 1 phịng kiểm tra thuế hoặc 1 bộ phận của phòng kiểm tra thuế thực hiện

quản lý thuế đối với DNL trên địa bàn và có trách nhiệm thực hiện báo cáo theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Vụ quản lý thuế DNL trong công tác quản lý thuế DNL. Ngày 8/12/2010, Tổng cục thuế đã có Quyết định số 2506/QĐ-TCT quy định về trách nhiệm của Vụ quản lý thuế DNL và Cục thuế trong công việc quản lý thuế đối với DNL. Như vậy, hiện nay bộ máy quản lý thuế DNL ngày càng hồn thiện góp phần chống thất thu thuế đối với DNL nói chung và chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNL nói riêng.

Hiện tại, Bộ phận quản lý thuế đối với DNL theo dõi, giám sát, tập trung dữ liệu về tình hình phát sinh của tất cả các khoản thuế, phí nội địa đối với các DNL. Hằng năm, số thu NSNN từ các DNL cũng như số thuế thu nhập doanh nghiệp từ các DNL hàng năm tương đối ổn định, cụ thể như sau:

Bảng 2: Kết quả thu NSNN toàn quốc và của các DNL giai đoạn 2011-2015

STT CHỈ TIÊU

THỰC HIỆN THU NSNN GIAI ĐOẠN 2011-2015 (tỷ đồng)

2011 2012 2013 2014 2015

I Tổng thu NSNN 721.804 734.883 816.000 814.113 826.812

II Tổng thu nội địa do

ngành thuế quản lý 525.000 607.844 659.255 681.121 657.121 III Thu NSNN từ các DNL 206.630 205.372 210.351 272.414 289.515 IV Thuế TNDN DNL 28.055 28.752 30.552 33.404 39.663 (IV)/(III) 13.6% 14.0% 14.5% 12,3% 13,7% (IV)/(II) 5.3% 4.7% 4.6% 4,9% 6,0% (IV)/(I) 4.2% 3.9% 3.7% 4,1% 4,8%

Từ bảng và biểu đồ trên đây, ta thấy giai đoạn 2011-2015, đóng góp vào NSNN của các DNL chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong tổng thu NSNN (cụ thể: năm 2011 là 28,6%; năm 2012 là 27,9%; năm 2013 là 25,8%; năm 2014 là 33,5%; năm 2015 là 35,0%), chiếm tỷ trọng khoảng 37,8% trong tổng thu nội địa ngành thuế quản lý (cụ thể: năm 2011 là 39,4%; năm 2012 là 33,8%; năm 2013 là 31,9%; năm 2014 là 40,0%; năm 2015 là 44%) cho thấy tầm quan trọng của phần đóng góp của các DNL vào NSNN.

Đặc biệt, số thu tuyệt đối về thuế TNDN DNL giai đoạn 2011-2015 chiếm tỷ trọng khoảng 4,2% trong tổng thu NSNN (cụ thể từng năm như trong bảng trên), chiếm khoảng 5,1% trong tổng thu nội địa ngành thuế quản lý, chiếm khoảng 13,6% trong thu NSNN từ các DNL. Số thu thuế TNDN DNL năm 2012 so với năm 2011 tăng 697 tỷ đồng tương ứng tăng 2,5%, năm 2013 so với năm 2012 tăng 1800 tỷ đồng tương ứng tăng 6,3%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 2852 tỷ đồng tương ứng tăng 8,5%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 6259 tỷ đồng tương ứng tăng 18,7%.

Như vậy, ta thấy số thu tuyệt đối về thuế TNDN từ các DNL không chỉ tăng lên, mà tỷ trọng của nó trong tổng thu nội địa tồn ngành và tỷ trọng trong Tổng thu cũng có chiều hướng gia tăng đáng kể. Điều này cho thấy việc thắt chặt quản lý thu thuế TNDN đối với các DNL ngày càng đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn ở việt nam hiện na (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)