3.1.1. Mục tiêu cải cách quản lý thuế đến năm 2020
Hiện đại hóa tồn diện cơng tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp lớn nói riêng là q trình hiện đại hóa về mọi mặt, cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy, đội ngũ cán bộ, kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho DNL, nâng cao năng lực hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của NNT, ứng dụng công nghệ thông tin và thuế điện tử để nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế đến năm 2020.
3.1.2. Dự báo xu hướng phát triển của các Doanh nghiệp lớn trong thời gian tới
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có tác động then chốt đến xu hướng phát triển của DNL trong giai đoạn tới đây. Tới năm 2018, nước ta tiếp tục hội nhập toàn diện trong WTO cùng nhiều hiệp định thương mại quan trọng khác đang được ký kết. Điều này dẫn đến hàng rào bảo hộ thuế quan dần khơng cịn, tất cả các DN sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng. Để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu về kinh tế, việc hội nhập địi hỏi khơng chỉ tăng trưởng kinh tế về mặt tốc độ, mà còn cần sự tăng trưởng tập trung theo những mũi nhọn là thế mạnh của đất nước. Muốn vậy, các DNVVN có năng lực cạnh tranh yếu sẽ dẫn sáp nhập, hợp nhất với nhau thành các DNL, các DNL có xu hướng phát triển theo chiều sâu để có đủ tầm vóc, năng lực cạnh tranh và khi các DN đủ lớn để kinh doanh ở tầm quốc tế, quá trình tìm kiếm lợi nhuận sẽ khơng chỉ diễn ra ở một quốc gia, mà còn trải rộng trên nhiều vùng lãnh thổ tức là đầu tư ra nước ngoài.
Những xu hướng trên đây là nền tảng căn bản để định hướng và xây dựng chính sách thuế nói chung và chính sách thuế TNDN nói riêng nhằm quản lý hiệu quả và chống thất thu thuế TNDN của các DNL.
3.1.3. Quan điểm đề xuất các giải pháp quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trong thời gian tới ở Việt Nam
Quan điểm 1: Tập trung một số lượng nhất định những cán bộ có năng lực và
một số nguồn lực nhất định vào việc thực hiện quản lý một số lượng vừa phải các DNL, với các loại thuế trọng điểm nhưng có số thu chiếm phần lớn tổng số thu NSNN nhằm ổn định nguồn thu, nâng cao mức độ tuân thủ và kết quả hoạt động thu thuế đối với các DNL và thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thực chi các luật thuế đối với cộng đồng người nộp thuế. Hoạt động của Vụ QLT DNL trong việc giám sát và thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế sẽ đẩy lùi xu hướng không tuân thủ pháp luật thuế của các DNL. Qua đây đúc rút được kinh nghiệm để tiếp tục cải tiến, hồn thiện và cải cách hành chính thuế đối với bộ phận cịn lại phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Quan điểm 2: Xây dựng cơ chế quản lý, chống thất thu thuế đối với các doanh
nghiệp lớn khác biệt với cơ chế quản lý, chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng các quy định pháp luật rõ ràng, minh bạch, cơng bằng được thực hiện bởi các quy trình nhằm tăng tính tuân thủ của các doanh nghiệp lớn và tăng cường hiệu lực công tác quản lý thuế như: tăng cường khả năng hiểu biết về các DNL và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhóm này; DNL khai, nộp thuế đúng hạn và chính xác hơn, phát hiện sớm các DNL không tuân thủ khai, nộp thuế; công tác thanh tra hiệu quả hơn do thực hiện theo ngành kinh tế và cán bộ thanh tra được đào tạo bài bản hơn; do đó, có thể xử lý được các trường hợp phức tạp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ DNL chất lượng cao hơn và phát hiện ra các trường hợp bất thường và tham nhũng. Tuy nhiên, cần chú ý mặc dù xây dựng riêng cơ chế quản lý, chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp lớn nhưng khơng có nghĩa là tạo ra cơ chế quản lý thuế song song có sự ưu ái đối với doanh nghiệp lớn mà tất cả vẫn phải
thực thi thống nhất với hệ thống chính sách thuế đối với tất cả các nhóm người nộp thuế.
Quan điểm 3: Chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp lớn nhằm đem lại
lợi ích đối với cả cơ quan thuế và doanh nghiệp lớn.
Những lợi ích đối với cơ quan thuế: Ở Việt Nam cũng hầu hết các nước khác,
số thu đóng góp lớn nhất từ một số lượng tương đối ít các DNL nhất là từ một số lượng tương đối ít các DNL khơng chỉ nộp nghĩa cụ thuế mà còn nộp thuế cho những người nộp thuế khác thông qua cơ chế khấu trừ tại nguồn. Do đó, việc đảm bảo sự tuân thủ hiệu quả, chống thất thu thuế TNDN của một số ít các DNL này đảm bảo tỷ lệ lớn trong tổng thu ngân sách.
Lợi ích đối với các doanh nghiệp lớn: Hoạt động chống thất thu thuế của Vụ
Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn cũng có thể đem lại những lợi ích quan trọng cho DNL, giúp các DNL có thể giảm được chi phí tuân thủ. Việc áp dụng các biện pháp chống thất thu thuế TNDN sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh đối với tất cả các doanh nghiệp lớn.
3.1.4. Những yêu cầu cụ thể về quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trong thờigian tới tại Việt Nam gian tới tại Việt Nam
- Nhận diện được những thủ đoạn trốn thuế, tránh thuế của các DNL để có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu chống thất thu NSNN.
- Phát hiện những bất hợp lý về chính sách để đề xuất, chỉnh sửa kịp thời phù hợp với thực tiễn.
- Phải thấy được những vấn đề tồn tại trong cơ chế hành thu, bộ máy tổ chức thu thuế để xây dựng phương hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với các DNL trong thời gian tới.
- Kịp thời triển khai những kế hoạch đã được xây dựng và nghiêm túc xử lý các sai phạm một cách kịp thời và có hiệu quả.