Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn ở việt nam hiện na (Trang 55 - 57)

3.2. Nhóm giải pháp về phía các cơ quan Thuế

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Thất thu thuế trong quản lý thu nộp là việc số thuế đã được NNT tự tính, tự khai hoặc do cơ quan thuế phát hành thông báo thuế nhưng lại không được nộp kịp thời vào NSNN theo đúng luật thuế. Đây là loại thất thu không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp vào NSNN nhưng do nộp chậm, dây dưa nợ đọng nên ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của Chính phủ, hơn nữa tiền cịn có giá trị thời gian. Để chống thất thu trong quản lý thu nộp thuế, cơ quan thuế cần làm tốt các biện pháp sau:

Tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý nợ thuế DNL với các bộ phận khác trong cơ quan thuế một cách kịp thời, chặt chẽ; phối hợp chặt chẽ với Kho bạc,

ngân hàng trong việc theo dõi hạch toán và truyền dữ liệu kịp thời, đầy đủ nhằm theo dõi được chính xác tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của từng DNL. Xây dựng phương pháp đánh giá phân loại các khoản nợ thuế trên cơ sở thông tin và sử dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro. Xây dựng phương pháp dự báo số nợ thuế và dự báo ảnh hưởng của sự thay đổi các nhân tố bên ngoài (kinh tế hay tập quán) tới số nợ thuế của DNL. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng công tác quản lý nợ thuế đối với DNL.

Triển khai nghiên cứu và ban hành sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn công tác quản lý nợ thuế đối với DNL. Xây dựng quy trình quản lý nợ thuế đối với DNL theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa và tích hợp cao.

Để cơ quan thuế truy thu các khoản thuế và tờ khai chậm nộp một cách hiệu quả, cần có những nhân tố sau:

Mặc dù, chưa thực hiện ngay chức năng cưỡng chế thu nợ chuyên biệt thuộc bộ phận quản lý thuế doanh nghiệp lớn nhưng cán bộ cơ quan thuế phải theo dõi, xác định được những DNL chậm nộp theo nhóm ngành nghề giao quản lý tới từng DNL. Cần có hệ thống ứng dụng theo dõi nợ giúp các cơ quan thuế xác định nhanh chóng các trường hợp nợ thuế. Đặc biệt, tuân thủ thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của nhóm DNL thường cao hơn đáng kể so với những nhóm NNT khác. Tuy nhiên, do số thuế phải nộp của nhóm DNL rất lớn nên rủi ro kéo theo của việc không kê khai hoặc khơng nộp thuế càng trở nên gay gắt. Vì lý do đó, việc tn thủ các nghĩa vụ này phải được giám sát chặt chẽ và đối với mọi trường hợp nợ thuế thì cán bộ chuyên quản lý liên hệ ngay với DNL để nhắc nhở DNL thực hiện nộp thuế vào NSNN ngay sau 24 giờ kể từ khi phát sinh nợ thuế.

Cán bộ chuyên quản phải thực hiện nhiệm vụ chính là đầu mối liên lạc đầu tiên với DNL mà họ quản lý. Phải thực hiện liên hệ đầu tiên này theo cách tiếp cận thiên hướng dịch vụ, để tìm hiểu xem DNL có gặp khó khăn gì khơng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế mà cán bộ chuyên quản có thể hỗ trợ họ giải quyết, nhằm đảm bảo tình hình này được khắc phục càng sớm càng tốt. Một số trường hợp chậm kê khai hoặc nợ thuế liên quan đến DNL có thể do những khó khăn về vấn đề hành chính hoặc kỹ thuật thì có thể giải quyết nhanh chóng. Điều quan trọng là những

liên hệ đầu tiên này trong mọi trường hợp đều phải được thực hiện trong vòng 1 ngày kể từ khi phát sinh hành vi không tuân thủ.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn ở việt nam hiện na (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)