3.3. Nhóm giải pháp điều kiện
3.3.1. Hồn thiện hệ thống chính sách pháp luật
Hoạt động của các doanh nghiệp lớn, các ban quản lý dự án, Khu công nghiệp, cũng như các cơ quan thuế các cấp đều phải tuân thủ hệ thống quy định của luật pháp có liên quan: Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật lao động, Luật đất đai, Luật môi trường, Luật thuế TNDN, các nghị định, thông thư hướng dẫn,… Do vậy nếu các văn bản luật được ban hành với nội dung cụ thể, đồng bộ và áp dụng có hiệu lực thống nhất giữa các cơ quan thi hành luật thì sẽ tạo điều kiện cho DN yên tâm sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện hồn thành nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và cơng tác quản lý của các cơ quan công quyền hiệu quả và thuyết phục hơn.
Để chống thất thu thuế TNDN của các DNL, cần thiết phải hồn thiện các chính sách pháp luật như sau:
Thứ nhất, liên quan đến sự chuyển giao thu nhập giữa các quốc gia của DNL, đặc biệt là thu nhập từ nước ngồi chuyển về
Cần kiểm sốt được các khoản thu nhập chuyển giao của các DNL một cách chính xác, để xác định được đúng thu nhập tính thuế TNDN. Tuy nhiên hiện nay, Vụ QLT DNL mới chỉ thu thập được thơng tin từ chính các DNL, mà chưa có đủ điều kiện để kiểm chứng tính chính xác của những khoản thu nhập từ nước ngồi. Vì vậy, trong tương lai, cần xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể quy định về cơ chế trao đổi thông tin giữa các quốc gia với nhau, đặc biệt là giữa các cơ quan thuế, để có đầy đủ căn cứ kiểm định thơng tin thu nhập nhiều chiều, từ đó xác định chính xác được nghĩa vụ thuế TNDN ở Việt Nam.
Cùng với đó, có thể xem xét thành lập một cơ quan tình báo thuế. Bởi lẽ, các DNL hoạt động trải rộng trên nhiều quốc gia, nên các hoạt động trốn, tránh thuế được ngụy trang hết sức tinh vi và chuyên nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc tìm ra các đầu mối thơng tin là hết sức khó khăn, phức tạp. Do vậy, cần thiết phải có
một cơ quan chuyên nghiệp, bí mật, hoạt động ngầm để thu thập đầy đủ các thơng tin mật về DNL, đó là cơ quan tình báo thuế. Tuy nhiên, nếu cơ quan này được thành lập, tất yếu sẽ cần xây dựng các văn bản pháp lý cho các hoạt động của nó. Trong đó, nhân sự chuyên sâu về thuế quốc tế là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Thứ hai, cần tăng thời gian thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế đối với DNL
Quy định về thời gian thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với DNL khơng khác gì so với các DNNVV. Cụ thể, thời gian kiểm tra không quá 10 ngày và thời gian thanh tra không quá 70 ngày. Quy định này chưa phù hợp với DNL. Bởi DNL có nhiều chi nhánh, cơng ty con, với quy mô đa dạng và nằm trên nhiều địa bàn của cả nước. Hơn nữa, các giao dịch của DNL thường xuyên gặp tình huống chưa được quy định rõ trong các văn bản pháp luật, cần thêm thời gian tháo gỡ hoặc bổ sug. Vì vậy việc thanh tra, kiểm tra DNL cần thiết phải tham khảo thơng lệ quốc tế, đó là 6 đến 8 tháng, thậm chí là 2 năm đối với hoạt động thanh tra, đồng thời, có thể xem xét bổ sung quy định gia hạn thời gian thanh tra và kiểm tra với nhiều lần, đối với những vụ việc còn nhiều điểm cần điều tra làm rõ.
Thứ ba, cần mở rộng thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với DNL
Theo quy định hiện hành, thời hạn nộp hồ sơ quyết tốn thuế năm Chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Nhưng đối với các Tập đồn hay Tổng cơng ty có nhiều cơng ty con thì điều này là rất khó thực hiện, bởi số lượng chứng từ của những đơn vị này rất lớn hoặc có trường hợp phải thực hiện kiểm tốn độc lập, thì thời gian sẽ cần thêm trước khi quyết toán thuế. Qua thời gian thực tế làm việc với các DNL, có thể xem xét nâng thời gian chậm nhất nộp quyết toán thuế năm là ngày thứ 150 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.