Thực trạng hoạt động chống thất thu về căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn ở việt nam hiện na (Trang 35 - 40)

2.2. Thực trạng hoạt động chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối vớ

2.2.2. Thực trạng hoạt động chống thất thu về căn cứ tính thuế

Trọng tâm của công tác quản lý thuế TNDN là quản lý thu nhập chịu thuế. Trong đó, vấn đề quan tâm hàng đầu là phải quản lý chặt chẽ doanh thu tính thuế và chi phí hợp lý được khấu trừ khi xác định chi phí thực tế trong kỳ của DNL. Trên thực tế, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, DNL thường có xu hướng khai giảm doanh thu chịu thuế, khai tăng chi phí được khấu trừ để giảm thu nhập tính thuế TNDN. Cơ quan thuế đã có những biện pháp để xác định chính xác được căn cứ tính thuế như: tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn cho các DNL về pháp luật thuế; tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN của DNL; tăng cường áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra thuế đối với DNL.

Về Doanh thu chịu thuế (DTCT):

Doanh thu chịu thuế cao hay thấp là một trong những yếu tố quan trọng cho chúng ta biết DN đó có tình hình sản xuất kinh doanh như thế nào. Doanh thu chịu thuế là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác đinh thu nhập chịu thuế và số thuế TNDN phải nộp của DN. Muốn lợi nhuận thu được tối đa, số thuế TNDN phải nộp nhỏ nhất thì DN phải tìm mọi cách trốn, tránh thuế. Sự trốn tránh thuế cụ thể là sự lẩn trốn doanh thu chịu thuế thường là doanh thu bán hàng được thể hiện trong việc

hạch tốn sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ, bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra. Do đó, cán bộ quản lý thu thuế cần phải quản lý tốt doanh thu bán hàng trên cơ sở hạch tốn sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ của DNL, đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra để tránh tình trạng gian lận, thất thu thuế TNDN.

Về Chi phí được trừ:

Chi phí là một trong những yếu tố quan trọng để xác định số thuế TNDN phải nộp. Chi phí hợp lý có mối quan hệ ngược chiều với số thuế đơn vị phải nộp. Do đó, đây cũng trở thành yếu tố mà DNL thường lợi dụng để trốn tránh thuế TNDN và cơng tác xây dựng định mức chi phí hợp lý trở thành điều kiện quan trọng để DNL hạch tốn kinh doanh có hiệu quả và cũng là điều kiện thiết thực để cán bộ thuế thực hiện tốt chức năng quản lý chi phí tính vào chi phí hợp lý của các doanh nghiệp.

Để quản lý các khoản chi phí hợp lý hợp lệ của các ĐTNT, các cán bộ thuế đã kịp thời bóc tách các khoản mục chi phí, làm rõ những khoản chi phí nào là hợp lệ, chi phí nào là khơng hợp lệ để có thể quản lý tốt nhất doanh thu tính thuế trong kỳ, mặc dù doanh nghiệp đó đang trong thời gian được miễn giảm.

Về Thu nhập khác:

Quản lý thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế cũng là một nhiệm vụ đang được cán bộ thuế cố gắng thực hiện một cách khách quan và trung thực, bởi đây cũng là một cơ sở cho các DNL cố tình làm giảm thu nhập chịu thuế trong kỳ. Các khoản thu nhập thường được DNL gian lận thông qua việc không ghi nhận hoặc ghi nhận không đầy đủ các khoản thu nhập từ lãi cho vay, các khoản nợ khó địi đã xóa nay địi được, các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, các khoản chệnh lệch do phạt vi phạm hợp đồng, chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ, lãi do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản, lãi vay, kinh doanh chứng khốn,...

Các căn cứ tính thuế TNDN bị DNL cố tình xác định sai để làm giảm số thuế TNDN phải nộp là hành vi phạm pháp làm giảm trầm trọng số thu thuế TNDN. Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, DNL thường có xu hướng hạch tốn giảm Doanh thu, tăng Chi phí được trừ và giảm Thu nhập tính thuế TNDN.

Để chống thất thu về căn cứ tính thuế trong thuế TNDN, Vụ quản lý thuế đã tiến hành đồng thời nhiều biện pháp, để qua đó xác định chính xác được căn cứ tính thuế TNDN của các DNL, cụ thể là:

Biện pháp 1: Tăng cường cơng tác tun truyền, hỗ trợ pháp luật thuế. Vì các DNL thường phát sinh các giao dịch phức tạp, có yếu tố nước ngồi nằm ngoài những quy định của pháp luật thuế hiện hành của Việt Nam nên việc tuyên truyền, hỗ trợ chính sách kịp thời đối với các DNL là hết sức cần thiết. Hiện nay, Vụ QLT DNL hỗ trợ các DNL chủ yếu qua hình thức giải đáp trực tiếp các khúc mắc của DN.

Biện pháp 2: Tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN của DNL. Biện pháp 3: Tăng cường áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra thuế đối với DNL.

Qua cơng tác kiểm tra, thanh tra các DNL, tình hình thất thu thuế TNDN những năm qua cụ thể như sau:

Bảng 3: Kết quả thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN đối với DNL giai đoạn 2011- 2015 STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 TỔN G I Tổng số Hồ sơ

được Kiểm tra Hồ sơ 11.054 11.163 11.194 11.226 11.258 55.895

1 Số HS chấp nhận Hồ sơ 10.888 10.935 11.005 11.036 11.068 54.932 2 Số HS đề nghị điều chỉnh Hồ sơ 164 225 187 188 189 953 3 Số HS ấn định Hồ sơ 2 3 2 2 2 11 4 Số HS đề nghị KT tại trụ sở DNL Hồ sơ 0 0 0 0 0 0 II Tổng số thuế TNDNphát hiện sau KT Triệu đồng 3.879 3.912 3.358 4.516 4.625 20.290 1 Điều chỉnh tăng số thuế Triệu đồng 3.709 3.780 3.207 4.287 4.394 19.377

2 Điều chỉnh giảm Triệu

đồng 0 0 0 0 0 0

3 Ấn định Triệu

đồng 170 132 151 229 231 913

(Nguồn: Báo cáo công tác kiểm tra thuế DNL, Vụ QLT DNL)

Từ bảng trên ta thấy, tổng số hồ sơ của DNL được kiểm tra giai đoạn 2011- 2015 là 55.895 hồ sơ (năm 2011 là 11.054 hồ sơ, năm 2012 là 11.163 hồ sơ, năm 2013 là 11.194 hồ sơ, năm 2014 là 11.226 hồ sơ, năm 2015 là 11.258 hồ sơ), trong đó số hồ sơ phải điều chỉnh thuế là 953 hồ sơ, chiếm 1,7% trong tổng số hồ sơ được kiểm tra; số hồ sơ ấn định thuế là 11 hồ sơ, chiếm tỷ lệ 0,02% trong tổng số hồ sơ

được kiểm tra. Từ số liệu trên cho thấy, số lượng hồ sơ khai thuế được kiểm tra tăng nhanh qua các năm là do ngành Thuế đã bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế và các DNL đã thực hiện khai thuế qua mạng. Thông qua công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, từ năm 2011- 2015 đã điều chỉnh tăng số thuế TNDN là 19.377 triệu đồng và ấn định số thuế là 913 triệu đồng.

Kết quả kiểm tra cho thấy, số hồ sơ chấp nhận của các doanh nghiệp lớn đạt 98,3% trên tổng số hồ sơ được kiểm tra. Điều này cho thấy đội ngũ kế toánc ủa DNL và hệ thống sổ sách kế toán của họ khá bài bản.

Bảng 4: Kết quả thực hiện thanh tra thuế đối với DNL giai đoạn 2011-2015

STT NĂM KẾ HOẠCH TT THỰC HIỆN TỶ LỆ

SỐ THUẾ TNDN TĂNG SAU TT TỶ LỆ SO VỚI NĂM TRƯỚC TỔNG SỐ TRUY THU PHẠT 1 2011 46 42 91% 200.283 189.382 10.901 2 2012 50 47 94% 204.819 190.759 14.060 102% 3 2013 60 53 88% 604.532 587.190 17.342 295% 4 2014 53 50 94% 133.656 115.359 18.297 22% 5 2015 50 46 92% 120.853 100.850 20.003 90% Tổng cộng: 259 238 92% 1.264.143 1.183.540 80.603 -

(Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra thuế DNL, Vụ QLT DNL)

Từ bảng trên ta thấy, về số DNL đã được thanh tra: từ năm 2011 đến năm 2015, toàn ngành thuế đã tiến hành thanh tra được 259 cuộc thanh tra đối với DNL, đạt 92% so với kế hoạch đã đề ra (trong đó năm 2011 đạt 91%; năm 2012 đạt 94%; năm 2013 đạt 88%, năm 2014 đạt 94%; năm 2015 đạt 92%). Số lượng thanh tra từ năm 2011 không tăng nhiều là do ngành thuế khơng đáp ứng kịp thời mỗi đồn thanh tra phải có tối thiểu 1 thanh tra viên; hơn nữa ngành thuế chưa hình thành tồn diện cơng cụ và phương pháp để thực hiện hoàn chỉnh hoạt động thanh tra theo cơ chế rủi ro.

Về kết quả xử lý truy thu qua công tác thanh tra đối với các doanh nghiệp lớn giai đoạn 2011-2015: Tổng số thuế TNDN kiến nghị thu vào NSNN tăng thêm sau thanh tra là 1.264.143 triệu đồng; trong đó: năm 2011 là 200.283 triệu đồng, năm 2012 là 204.819 triệu đồng, năm 2013 là 604.532 triệu đồng, năm 2014 là 133.656 triệu đồng, năm 2015 là 120.853 triệu đồng. Giá trị số thuế TNDN phải nộp tăng thêm vào NSNN trên một DNL được thanh tra bình quân giai đoạn 2011-2015 là 5.312 triệu đồng/ DNL: năm 2011 là 4.769 triệu đồng/ DNL, năm 2012 là 4.358 triệu đồng/ DNL, năm 2013 là 11.406 triệu đồng/ DNL, năm 2014 là 2.673 triệu đồng/ DNL, năm 2015 là 2.627 triệu đồng/ DNL. Như vậy có thể thấy mức độ sai phạm về thuế tại các DNL là rất đáng lo ngại, cần phải giám sát chặt chẽ hơn nữa. Số tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là 80.603 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 6,4% số thuế tăng thêm sau thanh tra.

Tóm lại, ta có thể thấy sau khi thực hiện kiểm tra, thanh tra các DNL, cơ quan thuế đã truy thu số tiền không nhỏ vào NSNN. Đây là kết quả to lớn của công tác chống thất thu thuế TNDN trong những năm qua.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn ở việt nam hiện na (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)