Đánh giá chung về hoạt động chống thất thu thuế thu nhập doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn ở việt nam hiện na (Trang 41 - 45)

2.2. Thực trạng hoạt động chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối vớ

2.2.4. Đánh giá chung về hoạt động chống thất thu thuế thu nhập doanh

đối với các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay

Kết quả đạt được

Quản lý thuế TNDN đối với DNL là một lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi phải đáp ứng nhiều điều kiện mới có thể thực hiện thành cơng. Trong hồn cảnh nước ta là một nước đang phát triển, đang trên con đường hội nhập, kinh nghiệm thực tế cịn chưa cao thì cơng tác quản lý thuế TNDN càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vì vậy mà những kết quả bước đầu trong công tác chống gian lận, trốn thuế TNDN đối với các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam là rất đáng ghi nhận, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi và đóng góp tăng thu cho ngân sách.

Với đội ngũ cán bộ thuế chuyên môn cao, hệ thống ứng dụng quản lý thuế ngày càng hiện đại, hoạt động chống thất thu thuế TNDN của các DNL đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, cụ thể là:

Một là, cơ quan quản lý thuế đã lựa chọn được danh sách các doanh nghiệp

lớn đưa vào diện quản lý nhằm chống thất thu về NNT TNDN. Đó là các doanh nghiệp đóng số thu lớn ổn định chiếm 39,3% tổng thu nội địa hàng năm. Trong số này đa phần là các doanh nghiệp lớn trọng điểm, có cơ cấu tổ chức đa ngành, đa nghề giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Bên cạnh đó là một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, một số doanh nghiệp tư nhân trong nước có tiềm lực về mặt tài chính và có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế Việt Nam.

Hai là, cơ quan thuế đã thực hiện đồng bộ các khâu trong tổ chức thực hiện

các luật thuế, đặc biệt thuế TNDN đối với các doanh nghiệp lớn nhằm hạn chế hiện tượng thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp lớn. Theo đó, cơ quan thuế đã thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ kịp thời các khó khăn, vướng mắc về chính sách thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng của DNL. Ứng dụng kê khai thuế qua mạng nhằm hạn chế các hiện tượng thất thu thuế TNDN.

Ba là, cơ quan thuế đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế và phát hiện

và truy thu số thuế TNDN lớn từ các DNL. Chất lượng, hiệu quả các cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của accs doanh nghiệp lớn ngày càng được nâng cao. Các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp lớn được phát hiện và xử lý kịp thời góp phần chống thất thu thuế TNDN.

Bốn là, công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế được chú trọng đã góp

phần ngăn chặn hiện tượng chây ỳ, gian lận, gây thất thu cho NSNN.

Năm là, thông qua công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn đã giúp cơ

quan thuế đã phát hiện kịp thời phát hiện những kẽ hở, các điểm chưa phù hợp trong chính sách thuế để kiến nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính điều chỉnh cho phù hợp.

 Hạn chế và nguyên nhân

Tuy đạt được kết quả khá nổi bật trong việc quản lý thuế TNDN của các DNL cũng như chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2015, tuy nhiên, công tác chống thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp lớn vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

- Về quản lý người nộp thuế: hệ thống thông tin người nộp thuế vẫn đang trong q trình hồn thiện, chưa đầy đủ. Tình hình thu thập thơng tin cịn gặp nhiều khó khăn, vì các DNL khơng muốn cung cấp sổ sách của mình cho cơ quan thuế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc phân tích đánh giá mức độ rủi ro về thuế và công tác thanh tra, kiểm tra DNL.

- Về quản lý căn cứ tính thuế:

+ Tình hình sản xuất kinh doanh của các DNL mang những đặc thù nhất định, việc cập nhật và nắm bắt các thông tin liên quan đến DNL vẫn có những sai phạm chỉ đến khi kiểm tra tại DNL mới phát hiện được.

+ Tình hình sử dụng hóa đơn chứng từ của các DNL diễn ra phức tạp, là căn cứ quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý trong ký của DNL. Tình trạng hợp lý hóa đơn chứng từ sổ sách kế tốn của DNL càng ngày càng tinh vi và khó phát hiện, đặc biệt là đối với các DNL với năng lực và trình độ quản lý tại cơ sở luôn được đánh giá cao.

+ Trên thực tế vẫn cịn khơng ít hành vi gian lận thuế không được phát hiện hoặc phát hiện không kịp thời dẫn đến thất thốt, khơng thu hồi được tiền thuế cho Nhà nước.

- Về đội ngũ cán bộ thuế: Vì mỗi cán bộ thuế ln ln có khối lượng lớn hồ

sơ sổ sách, điều này khó có thể kiểm tra một cách thấu đáo và toàn diện.

- Về việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước: cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan Nhà nước khác chưa thực sự hiệu quả. Vì đến nay cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cịn chưa được thể chế hóa thành các văn bản cụ thể, nên việc cơ quan thuế từ nước ngoài cịn gặp nhiều khó khăn, khiến cơng tác kiểm tra, thanh tra chưa có thơng tin kịp thời.

* Nguyên nhân của hạn chế:

- Chưa xây dựng được mơ hình tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Vụ quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn mới được thành lập tại Tổng cục thuế, song chưa thực hiện được chức năng thanh tra, kiểm tra thuế. Chưa có tổ chức bộ máy tại các Cục thuế đối với

doanh nghiệp lớn nên hoạt động quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn chưa có tổ chức đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, do vậy hiệu quả công tác quản lý thuế chưa cao, vẫn cịn hiện tượng thất thu thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng.

- Chưa có cơ chế quản lý thuế riêng đối với doanh nghiệp lớn ở từng chức năng như: tuyền truyền hỗ trợ, công tác kê khai và kế tốn thuế, cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế… Vì vậy, với các đặc điểm của các doanh nghiệp lớn sẽ chi phối đến cơ chế quản lý thuế đặc thù đối với loại hình doanh nghiệp này thì mới đạt hiệu quả cao trong công tác chống thất thu thuế TNDN.

- Công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế nói chung và chống thất thu thuế TNDN nói riêng đối với doanh nghiệp lớn.

Tóm lại, Chương 2 đã đề cập đến 2 nội dung cơ bản: Phần thứ nhất là kết quả thu thuế TNDN đối với DNL ở Việt Nam những năm qua; Phần thứ hai là thực trạng hoạt động chống thất thu thuế TNDN đối với DNL ở Việt Nam. Đề tài đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thuế đối với DNL ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015 trên các vấn đề then chốt: Người nộp thuế, Căn cứ tính thuế, Quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Đây chính là vật chứng cho những cơ sở lý thuyết, lý luận đã nêu trong Chương 1. Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân của những mặt hạn chế đó để đề xuất một số giải pháp sẽ được trình bày ở Chương 3 sau đây.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp lớn ở việt nam hiện na (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)