Đánh giá tình hình nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng liên doanh Việt Nga.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 64)

- Tiền gửi thanh toán

* Chỉ tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ thanh toán

2.4. Đánh giá tình hình nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng liên doanh Việt Nga.

Đánh giá tổng quát về tình hình nâng cao hiệu quả kinh doanh của VRB giai đoạn 2007-2010 cho thấy các chỉ số có sự tăng trưởng mạnh về qui mô, tuy nhiên chưa đạt tăng trưởng về mặt hiệu quả.

2.4.1. Ưu điểm

Thực hiện chiến lược phát triển của VRB theo mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại, trong những năm qua, bên cạnh việc nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống như tín dụng, đầu tư, bảo lãnh, v.v… VRB đã và đang mở rộng các hoạt động dịch vụ ngân hàng theo hướng tiệm cận các chuẩn mực của các ngân hàng hiện đại trong khu vực và quốc tế cả về số lượng, loại hình, tính năng và tiện ích của sản phẩm dịch vụ.

Thành quả lớn nhất trong nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của VRB từ khi thành lập đến nay là hoạt động kinh doanh có lãi liên tục trong 4 năm hoạt động, tốc độ tăng quy mô tổng tài sản từ 30-50% phù hợp với thông lệ.

Thu nhập ngoài lãi cũng tăng, tỷ lệ thu lãi/thu dịch vụ giảm xuống cho thấy ngân hàng đã bắt đầu chú trọng tăng hiệu quả phát triển dịch vụ.

Trong cơ cấu tài sản Có tỷ lệ tài sản không sinh lời thấp nên vừa không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời vừa đảm bảo an toàn thanh toán cho ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh đã xây dựng được nền tảng khách hàng đa dạng, ổn định đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại và tương lai. Đến 30/12/2010, VRB đã có trên 24.000 khách hàng thiết lập quan hệ, trong đó 1.400 khách hàng doanh nghiệp, tổ chức; 200 khách hàng là các doanh nghiệp, văn phòng đại diện nước ngoài.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả nổi bật thì hiệu quả kinh doanh dịch vụ của VRB đang có dấu hiệu suy giảm.

Các chỉ tiêu tổng hợp cho thấy lợi nhuận giảm cả về số tuyệt đối và tuơng đối trong đó tốc độ tăng thu nhập xấp xỉ tốc độ tăng chi phí. Trong cơ cấu thu nhập chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng lên mức đáng báo động, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng chi phí do chất lượng dịch vụ tín dụng kém, nợ xấu tăng cao.

Về chất lượng tài sản Có: chưa đa dạng hóa danh mục tài sản có sinh lời, tài sản cho vay khách hàng của VRB chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản có, tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán và trái phiếu thấp tuyệt đối. Tốc độ tăng trưởng tài sản Có giảm dần thể hiện suy giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Về các chỉ tiêu hiệu quả sinh lời: VRB hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả thể hiện ở ROA và ROE thấp hơn trung bình ngành. Theo tính toán của Vietnam Credit trung bình toàn ngành ROE là 8,57%, ROA là 1,32%, tại VRB ROE trung bình 4 năm đạt 3,31% và ROA trung bình đạt 0,56%. Kinh doanh chưa hiệu quả nhưng VRB chưa nỗ lực cải thiện thể hiện qua tốc độ tăng trưởng ROA và ROE giảm dần, đặc biệt là năm 2010.

Dịch vụ tín dụng: hiệu quả thấp nhất, ảnh huởng chủ đạo đến hiệu quả kinh doanh và nỗ lực cải thiện hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả dịch vụ giảm dần thể hiện qua gia tăng nợ xấu cả về số tuyệt đối và tương đối, mức sinh lời trên một đồng dư nợ giảm dần.. Kinh doanh chủ yếu phụ thuộc tín dụng với tỷ lệ thu từ lãi thuần chiếm gần 70% trên tổng thu nhập nhưng hiệu quả hoạt động tín dụng vẫn không khả quan thể hiện ở tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM (năm 2010 là 1,22%) thấp so với trung bình ngành (khoảng 1,7-3%). Đây là nguyên nhân chính khiến cho hiệu quả kinh doanh dịch vụ của VRB giảm sút qua các năm.

Dịch vụ huy động vốn: tổng vốn huy động tăng trưởng bình quân 20%/năm nhưng về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn. Tuy nhiên VRB chưa chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, phát triển tín dụng nhanh, chưa tương xứng, phù hợp với khả năng huy động vốn, nhất là nguồn vốn huy động từ TCKT và dân cư, cơ cấu loại tiền cho vay chưa phù hợp với nguồn vốn, có lúc ảnh hưởng lớn tới khả năng thanh khoản. Vì thế nên VRB phải tăng cường huy động vốn từ thị trường 2 tức thị trường liên ngân hàng và thực hiện nghiệp vụ hoán đổi vốn điều lệ từ USD sang VND, làm tăng chi phí, giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh.

Dịch vụ thanh toán: VRB đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động dịch vụ tuy nhiên dịch vụ thanh toán còn phát triển chưa tương xứng với quy mô hoạt động và chưa phát huy được thế mạnh của VRB đặc biệt là dịch vụ giữa VRB và VRB Moscow, thu từ dịch vụ ròng chỉ chiếm gần 1,5% tổng thu nhập. Hoạt động dịch vụ cũng chưa quản lý tốt chi phí thể hiện ở tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên NNIM âm. Hiệu quả kinh doanh dịch vụ chưa cải thiện do thu phí dịch vụ giảm dần, nền khách hàng còn nhỏ lẻ, chủ yếu là khách hàng cá nhân.

Các dịch vụ khác của VRB như dịch vụ đầu tư mang lại nguồn thu khá nhỏ, dịch vụ kinh doanh ngoại hối có sự trồi sụt về hiệu quả do VRB chủ yếu là mua bán ngoại tệ theo yêu cầu, chưa thành một mảng kinh doanh chủ đạo và chiến lược, kết quả kinh doanh phụ thuộc khá lớn vào biến động thị trường.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w