Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng về quy mô

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 51)

- Tiền gửi thanh toán

* Dịch vụ ngoại hố

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng về quy mô

Biểu đồ 2.4 Tốc độ tăng trưởng tài sản từ 2007-2010

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007- 2010)

Tổng tài sản của VRB năm 2007 đạt khoảng 215 triệu USD qui đổi, năm 2008 đạt 358 triệu USD, năm 2009 đạt 397 triệu USD, năm 2010 đạt 593 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản khoảng 30%-50%/năm. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các NHTM tiêu biểu đều ở mức này, cụ thể giai đoạn 2005-2010 mức tăng trưởng tổng tài sản bình quân của Sacombank là 47.5%, của ACB là 61.7%. Tăng trưởng tổng tài sản của VRB khá tốt nhưng tốc độ tăng trưởng tài sản có sinh lời mang lại lợi nhuận cho ngân hàng lại có xu hướng giảm biểu hiện tăng trưởng không bền vững.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động: Dịch vụ huy động vốn của VRB cũng tăng trưởng khá ổn định qua 4 năm hoạt động. Tổng nguồn vốn (quy đổi USD) tăng trưởng 27,16% năm 2008, 76,51% năm 2009 và 22,46% năm 2010. Tỷ lệ tăng trưởng thực tế bình quân ở mức 22%/năm.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ mức tăng khá cao là 328% năm 2008 xuống 27% năm 2010. Nguyên nhân cho sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng khá thấp năm 2010 là do, tình hình cho vay gặp nhiều khó khăn, do lãi suất huy động vốn đầu vào tăng cao và các doanh nghiệp khó chấp nhận mức lãi

suất đầu ra vẫn còn khá cao. Do vậy, VRB chủ yếu tập trung vào công tác rà soát, kiểm tra, nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý cụ thể từng món nợ xấu.

Biểu đồ 2.5 Quy mô huy động vốn và dư nợ cho vay từ 2007-2010

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007- 2010)

Nhìn biểu đồ ta thấy, tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng quá nóng, tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động của VRB năm 2008-2010 trên 100%, vượt khá xa so với toàn ngành ở mức 50%- 80% cónghĩa là Ngân hàng cho vay quá nhiều nhưng huy động ít nên sử dụng nguồn vốn khác để cho vay với chi phí cao, từ đó làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Tỷ lệ này quá cao qua các năm làm ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh dịch vụ của ngân hàng.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu nâng cao chất lượng tài sản Có

Nâng cao chất lượng tài sản có là yếu tố quyết định việc cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Về chuyển dịch cơ cấu tài sản Có, ta có thể thấy qua biểu đồ 2.5 VRB vẫn chủ yếu tăng trưởng dựa vào tín dụng và cho vay liên ngân hàng, đầu tư chứng khoán và trái phiếu tăng không đáng kể.

ứng qua 4 năm là 2%, 6%, 7%, 12%. Tỷ trọng này khá thấp giúp đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng nhưng tỷ lệ này lại có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy ngân hàng chưa tận dụng nguồn vốn để tăng trưởng lợi nhuận qua các năm.

Như vậy, VRB chưa đa dạng hóa cơ cấu tài sản có sinh lời, chủ yếu đầu tư cho vay khách hàng doanh nghiệp, cá nhân và trên thị trường liên ngân hàng, chất lượng tài sản Có chưa được cải thiện thể hiện ở tỷ lệ cho vay/huy động vốn tăng cao qua các năm (từ năm 2008 đến 2010 đều trên 100%) và tỷ lệ nợ xấu khá cao.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu nâng cao khả năng sinh lời

 Tốc độ tăng thu nhập, chi phí

Tổng thu nhập của VRB tăng qua các năm, trong đó tăng trưởng thu nhập năm 2008 là cao nhất, lên tới 142%, các năm sau tăng đều đặn khoảng 35%. Tốc độ tăng thu nhập trung bình là 70,23%

Biểu đồ 2.6 Tăng trưởng thu nhập từ 2007-2010

(Nguồn: Tài liệu tổng kết hoạt động kinh doanh VRB từ 2007-2010)

So sánh tốc độ tăng thu nhập với tốc độ tăng tổng tài sản và tổng vốn tự có, có thể thấy năm 2008 thu nhập tăng tốt nhất, ở mức độ hợp lý so với tăng trưởng tài

sản là 67%. Nguyên nhân là do năm 2008 ngân hàng mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh cho vay khiến thu nhập từ lãi tăng 131% so với năm trước đó. Năm 2009 và 2010 vốn tự có tăng gấp hai lần (từ 30 triệu USD lên 62,5 triệu USD) nhưng VRB chưa hấp thụ được nguồn vốn lớn này, tỷ trọng tăng thu nhập duy trì ở mức 35%.

Thu nhập từ lãi và các khoản tương đương tăng liên tục từ năm 2007-2010, thu nhập ngoài lãi cũng tăng và có tín hiệu đáng khích lệ khi năm 2010 tăng 156% so với năm trước liền kề, tỷ lệ thu lãi/thu dịch vụ giảm xuống cho thấy ngân hàng đã bắt đầu chú trọng phát triển dịch vụ.

Chi phí cũng tăng nhanh qua các năm với tốc độ trung bình khoảng 69%. Trong đó đáng lưu ý là chi phí hoạt động chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng chi phí trong đó chủ yếu là do tăng chi phí thuê văn phòng, tài sản, chi phí nhân sự do mở rộng mạng lưới và tăng cường đội ngũ nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh của ngân hàng. Góp phần lớn trong tăng cao chi phí qua các năm là các khoản trích lập dự phòng rủi ro quá lớn của ngân hàng với tốc độ tăng trên 100%: đặc biệt năm 2010 đã tăng 256% so với năm 2009 cho thấy tăng trưởng tín dụng quá nóng và không đi cùng với hiệu quả dịch vụ do tỷ lệ nợ xấu cao.

 Mức gia tăng lợi nhuận

Lợi nhuận NHTM quyết định sự hưng thịnh đồng thời là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM. Hoạt động kinh doanh của VRB vẫn có lãi liên tục kể từ khi thành lập, tuy nhiên giảm cả về số tuyệt đối và tương đối cho thấy sự suy giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Năm 2008 lợi nhuận tăng tốt nhất chủ yếu do lợi thế về quy mô, năm 2008 mở rộng kinh doanh so với 2007 nên thu nhập tăng cao, chi phí thấp do nợ xấu trong vòng kiểm soát. Năm 2009 lợi nhuận giảm 2,584 nghìn USD tương đương 65%. Năm 2010 lợi nhuận tiếp tục giảm 26% và chỉ đạt 1.041 nghìn USD. Nguyên nhân là do mức tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động tương đối thấp trong khi đó chi phí hoạt động và chi phí trích dự phòng rủi ro tăng gần xấp xỉ khiến cho kinh doanh vẫn có lãi nhưng về hiệu quả lại suy giảm. Do đó, vấn đề đặt ra đối với VRB trong giai đoạn tới là cải thiện khả năng sinh lời thông qua việc tăng trưởng thu nhập một cách

bền vững, tương ứng với mức tăng trưởng của các tài sản có sinh lời, đồng thời kiểm soát chi phí hoạt động và chất lượng tín dụng.

Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh dịch vụ của VRB từ 2007-2010

Đơn vị: Ngàn USD

TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

1 Thu nhập lãi thuần 2.537 5.276 6.907 9.630 2 Lợi nhuận thuần từ dịch vụ 34 117 147 178

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 51)