Chỉ tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 59 - 60)

- Tiền gửi thanh toán

Chỉ tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tín dụng

Quy mô tín dụng còn tương đối lớn tuy nhiên cùng với đó nợ xấu và nợ quá hạn toàn hàng tăng nhanh cả số tuyệt đối và số tương đối.

 Nợ xấu: tốc độ tăng nợ xấu từ 2007-2010 là 675% lớn hơn nhiều lần so với tốc độ tăng tổng dư nợ là 118%, do đó tỷ lệ nợ xấu của toàn hàng tại thời điểm 31/12/2010 đạt 11,19% (vượt qua tỷ lệ cho phép 3%, và cao hơn mức kiểm soát 10% của ngân hàng nhà nước). Mặc dù Ban điều hành VRB đã kiên quyết đôn đốc xử lý các món nợ xấu, nợ quá hạn, tuy nhiên kết quả vẫn cho thấy xu hướng giảm sút về hiệu quả kinh doanh tín dụng.

 Nợ quá hạn: Nợ quá hạn của VRB tăng nhanh về số tuyệt đối từ 482 nghìn USD (31/12/2007) lên 29 triệu USD (tại 30/06/2009) và 46 triệu triệu USD(31/12/2010). Tuy nhiên cũng do tác động lấn át của tăng trưởng dư nợ tín dụng nên tỷ lệ nợ quá hạn của VRB bước đầu được khống chế ở mức 13,99% cuối năm 2010.

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn từ 2007-2010

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007- 2010)

Về tỷ lệ lợi nhuận trên một đồng dư nợ: tương ứng đạt 28%, 15%, 12%, 11% từ năm 2007-2010, chỉ tiêu này phản ánh rõ ràng hiệu quả sinh lời của dịch vụ tín dụng của VRB. Năm 2007 do mới mở rộng hệ thống nên tỷ lệ nợ xấu thấp, lãi phải thu từ hoạt động tín dụng cao so với tổng dư nợ. Các năm tiếp theo, chỉ số này giảm dần do lãi ngoại bảng của nợ quá hạn tăng nhanh, lãi phải thu trong hạn giảm dần. Trong bối cảnh tài sản Có sinh lời của VRB chủ yếu là cho vay khách hàng thì chỉ số lợi nhuận trên một đồng dư nợ suy giảm cho thấy hiệu quả kinh doanh của VRB chưa được cải thiện qua các năm.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 59 - 60)