- Tiền gửi thanh toán
VIỆT NGA ĐẾN NĂM
3.2.3. Đối với Hiệp hội Ngân hàng
Bên cạnh Chính phủ và NHNN thì Hiệp hội ngân hàng đóng vai trò tham vấn, trung gian, tạo lập mối quan hệ giữa các NHTM của Việt Nam, vì vậy
những kiến nghị đối với cơ quan này cũng sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam.
Cần tăng cường vai trò trung gian trong việc thống nhất về chính sách lãi suất, chính sách phí, về hệ thống thẻ, v.v… nhằm tránh những tiêu cực trong cạnh tranh giữa các ngân hàng, góp phần bình ổn thị trường.
Cần tăng cường liên kết giữa các thành viên của Hiệp hội để cùng hỗ trợ nhau trong hoạt động, cùng phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh theo tiêu chí hợp tác cùng thành công, đồng thời có thể hạn chế được những hạn chế mang tính lây lan toàn hệ thống.
Tích cực hỗ trợ các NHTM tiếp cận, nghiên cứu, triển khai và phát triển những sản phẩm - dịch vụ mới dưới hình thức đào tạo chuyên môn và
tổ chức những chuyên đề giúp các NHTM có thể chia cùng sẻ, học hỏi những kinh nghiệm lẫn nhau.
Cần tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc đào tạo và phát triển sản phẩm - dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại.
KẾT LUẬN
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đòi hỏi tất cả các thành phần kinh tế của Việt Nam trong đó có các NHTM phải luôn nỗ lực đổi mới, phát triển về mọi mặt, hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tự thích nghi trước sự thay đổi này.
Cùng với các NHTM trong nước khác, trong suốt thời gian qua Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga cũng đã chủ động, sáng tạo trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình thực tế, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xác định những ưu điểm cũng như những hạn chế của ngân hàng để định hướng từng bước trở thành một trong những ngân hàng hiện đại - uy tín – chất lượng trong hệ thống, là cầu nối góp phần thúc đẩy thương mại, hợp tác, đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Liên Bang Nga Để đạt được mục tiêu trên, một trong những vấn đế cấp thiết mà VRB phải tập trung giải quyết đó là kinh doanh hiệu quả và từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ đặc biệt là mảng dịch vụ hướng tới cộng đồng doanh nghiệp Nga tại Việt Nam và kiều bào, doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga. Luận văn đã thực hiện được các nội dung sau:
Chương 1 nghiên cứu những lý luận chung về nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của NHTM. Luận văn đi sâu nghiên cứu các hệ thống lý luận về nâng cao hiệu quả kinh doanh và chỉ tiêu đánh giá tình hình nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của ngân hàng. Đánh giá tổng hợp nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là phản ánh toàn bộ quá trình sử dụng nguồn lực kinh doanh để đạt các mục tiêu đề ra. Đối với NHTM, nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của NHTM được đánh giá qua sự tăng trưởng về quy mô, cải thiện chất lượng tài sản Có, các chỉ tiêu sinh lời được cải thiện và phù hợp với quy mô phát triển. Bên cạnh đó cần phải đi sâu vào phân tích việc nâng cao hiệu quả của từng nhóm dịch vụ như dịch vụ tín dụng, dịch vụ huy đông vốn, dịch vụ thanh toán... để phân tích hiệu quả của từng bộ phận. Từ
đó biết được Ngân hàng có nâng cao hiệu quả kinh doanh hay không và trong các nhóm dịch vụ đó thì dịch vụ nào ảnh hưởng nhiều nhất đến nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng.
Chương hai phân tích các nhóm chỉ tiêu để đánh giá tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh dịch vụ qua bốn năm của VRB. Qua đó có thể thấy ngân hàng chỉ tăng trưởng về mặt quy mô, các chỉ tiêu hiệu quả chưa được cải thiện vàcó xu hướng suy giảm. Dịch vụ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cầu tài sản có nhưng mức sinh lời thấp; huy động vốn mất cần đối với nhu cầu sử dụng vốn và làm tăng đáng kể chi phí vốn, thu phí dịch vụ không nhiều đột phá thậm chí giảm dần. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiệu quả kinh doanh chưa cải thiện như trên nhưng chủ yếu là do Ngân hàng mới thành lập trong điều kiện thị trường tài chính phức tạp, cạnh tranh gay gắt, mạng lưới hoạt động quá mỏng, hệ thống kiểm soát rủi ro chưa đảm bảo nên mục tiêu hiện thực hóa lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ trong các năm đầu còn nhiều bất cập.
Qua phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của VRB từ năm 2007 đến 2010, chương 3 đề xuất hai nhóm giải pháp: nhóm giải pháp tổng thể và nhóm giải pháp với từng dịch vụ. Các giải pháp đưa ra hướng tới mục tiêu chính khắc phục những điểm yếu nội tại trong bản thân ngân hàng để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, khai thác tiềm năng thị trường mục tiêu: tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của VRB, tăng cường đầu tư và nâng cao chất lượng tài sản có, tăng cường quản lý và kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đầu tư công nghệ thông tin, mở rộng nền khách hàng, giảm chi phí hoạt động. Đồng thời luận văn cũng chú trọng đến các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả của nhóm dịch vụ chính và chiến lược của ngân hàng. Từ đó luận văn đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng nhà nước và Hiệp hội ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của các NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga nói riêng.