Dịch vụ tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 84 - 85)

- Tiền gửi thanh toán

VIỆT NGA ĐẾN NĂM

3.2.2.2. Dịch vụ tín dụng

Nâng cao hiệu quả tín dụng dựa trên cơ sở nguồn vốn, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và phù hợp với khả năng nguồn vốn và cơ cấu vốn. Ưu tiên tăng trưởng dư nợ ngoại tệ, dư nợ cho vay ngắn hạn, hạn chế tín dụng trung dài hạn dể phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo phát triển bền vững.

Kiên quyết xử lý nợ xấu và nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng:

• Đối với các khoản nợ xấu tồn đọng, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc không có ý thức trả nợ đề nghị các chi nhánh quản lý nhanh chóng làm việc với cơ quan pháp luật, khách hàng hoàn thiện các thủ tục phát mại tài sản.

• Đối với các khách hàng tạm thời chưa trả được nợ vì lý do khách quan, chủ động xem xét, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cơ cấu lại khoản nợ cho phù hợp với bản chất của khoản cấp tín dụng, phân loại nợ phù hợp.

• Với những khoản nợ nhóm 2 nếu không kịp thời xử lý sẽ tiềm ẩn rủi ro cho tỷ lệ nợ xấu. Đề nghị từng cán bộ tăng cường quản lý khách hàng của mình, theo dõi lịch trả nợ, nhắc nợ trước ngày đến hạn, làm việc trực tiếp với khách hàng để thu hồi nợ nhằm giảm thiểu nợ nhóm 2 hiện có và không để phát sinh nợ nhóm 2.

Bên cạnh công tác tiếp tục phát huy những sản phẩm tín dụng truyền thống phục vụ cho lĩnh vực đầu tư phát triển, VRB cần tập trung triển khai một cách có hiệu quả những sản phẩm tín dụng mới như tín dụng thuê mua, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, bao thanh toán, v.v… Một số trong những sản phẩm trên cũng đã được VRB nghiên cứu và triển khai, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao do đây là những sản phẩm còn quá mới và lạ lẫm với khách hàng trong nước.

Đẩy mạnh tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, gắn với mở rộng khách hàng tốt, tăng thị phần của VRB trong hoạt động kinh doanh giữa hai nước, thực hiện đồng bộ dịch vụ trọn gói để nâng cao hiệu quả kinh doanh của VRB. Phối hợp với các

ngân hàng mẹ để tiếp cận với khách hàng là các tập đoàn lớn của Nga sang đầu tư các dự án lớn tại Việt Nam. Hoàn thiện sơ đồ phối hợp giữa VRB và VRB Moscow trong việc cấp tín dụng phục vụ doanh nghiệp người Việt Nam đang kinh doanh tại Liên bang Nga có tài sản đảm bảo tại Việt Nam.

Tập trung, ưu tiên, hỗ trợ tối đa cho việc phát triển hoạt động tín dụng VRB Matxcova nhằm tận dụng lợi thế về chênh lệch lãi suất, đảm bảo hoạt hiệu quả hoạt động an toàn, hiệu quả.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch marketing đến từng nhóm sản phẩm, khách hàng mục tiêu, tập trung đặc biệt vào nhóm khách hàng có quan hệ hai chiều Việt Nam – Liên bang Nga nhằm tận dụng lợi thế của 2 thị trường, chủ động nắm bắt cơ hội tiếp tục phát triển nền khách hàng.

Hợp tác với ngân hàng mẹ bên Nga giới thiệu các khách hàng nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam để tiếp cận vốn vay tại VRB. Tăng cường xúc tiến khối doanh nghiệp Nga đặc biệt là những dự án lớn của các công ty đã ký hợp tác liên doanh với Việt Nam. Đồng thời thực hiện hợp tác với BIDV, VTB để đồng tài trợ cho một số dự án trên thị trường Việt Nam – Liên bang Nga.

Đẩy mạnh phát triển tín dụng bán lẻ nhằm tăng nguồn thu dịch vụ: Sản phẩm tín dụng cá nhân, tín dụng thẻ Visa, hợp tác với các Chủ đầu tư các khu đô thị lớn trong việc cung cấp sản phẩm mua nhà trả góp, khai thác tối đã cơ chế lãi suất thảo thuận để tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng của VRB, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào. Tập trung phát triển các dịch vụ đi kèm với hoạt động tín dụng nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ cho VRB.

Gắn dịch vụ tín dụng với phát triển dịch vụ, huy động vốn:

 Thực hiện ưu đãi về lãi suất, phí đối với khách hàng có quan hệ tiền vay, tiền gửi tại Chi nhánh;

 Gắn việc cấp tín dụng với các điều kiện sử dụng các dịch vụ của ngân hàng trong Hợp đồng tín dụng;

 Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, để tăng nguồn thu dịch vụ cho Chi nhánh

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 84 - 85)