Chỉ tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ huy động vốn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 60)

- Tiền gửi thanh toán

Chỉ tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ huy động vốn

Quy mô tăng trưởng vốn huy động khá tốt nhưng để xem xét tính nâng cao hiệu quả kinh doanh ta tìm hiểu qua bảng sau:

Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hệ số an toàn vốn tối thiểu 21% 19% 12% 11%

Cho vay/Huy động vốn 38% 128% 124% 130%

Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn 32% 36% 46% 64%

Vốn huy động/ Vốn tự có 315% 395% 336% 410%

Đối với hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR, có thể nhận thấy VRB có mức vốn khá tốt so với trung bình các NHTM. Hiện tại, nhiều NHTM tại Việt Nam có tỷ lệ an toàn vốn nói trên phổ biến từ 8% - 11%. Hệ số CAR giảm từ năm 2008 đến năm 2010 chủ yếu do tài sản Có rủi ro tăng, tỷ lệ nợ xấu cao.

Tỷ lệ cho vay/huy động vốn khá cao, có thời điểm dư nợ cho vay lớn hơn cả vốn huy động. Nếu tỷ lệ này không được cải thiện thì VRB sẽ gặp khó khăn trong đầu tư nâng cấp nền tảng công nghệ, mở rộng mạng lưới trong tương lai khi mà nguồn vốn tự có phải dành để cho vay.

Qua đánh giá tỷ lệ vốn huy động/ tổng nguồn vốn và vốn huy động/vốn tự có cho thấy một tín hiệu tốt cho công tác huy động vốn, vốn tự có đã giảm dần trong quy mô vốn của ngân hàng.

Về chỉ tiêu chênh lệch lãi suất huy động và cho vay theo loại tiền. Tuy vốn huy động của VRB tăng trưởng tốt nhưng lại có sự bất hợp lý về cơ cấu huy động theo loại tiền. VRB có nhu cầu sử dụng chủ yếu VND cho vay nhưng nguồn vốn huy động VND luôn thiếu hụt so với nhu cầu cho vay bằng VND. VRB luôn phải cân đối VND trên thị trường liên ngân hàng hoặc với lãi suất cao hoặc thực hiện nghiệp vụ SWAP làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.7: Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay theo loại tiền Chỉ tiêu so sánh Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Lãi suất huy động bình quân VND 8,8% 10,25% 11,25% Lãi suất cho vay bình quân VND 10,1% 11,85% 13,25%

Chênh lệch lãi suất bình quân 1,3% 1,6% 2%

Lãi suất huy động bình quân USD 1,2% 2,3% 4,8%

Lãi suất cho vay bình quân USD 2,5% 4,7% 6,08%

Chênh lệch lãi suất bình quân 1,3% 2,4% 1,28%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007- 2010)

Trong 4 năm gần đây, lãi suất huy động/cho vay bằng VND luôn chênh lệch cao gấp 2-3 lần so với lãi suất huy động/cho vay bằng USD. Như

vậy VRB luôn chịu chi phí trả lãi do cân đối VND từ liên ngân hàng rất lớn gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, VRB thường xuyên phải huy động vốn với mức phí cao, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra với VND khoảng 1,3-2%. Do ảnh hưởng của lạm phát các năm trước và mục tiêu thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng nhà nước làm các NHTM đặc biệt là các Ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản, dẫn tới cuộc đua tranh ngầm của các ngân hàng trong công tác huy động, đẩy lãi suất huy động vượt trần khá cao. VRB cũng không nằm ngoài vòng quay đó nên chi phí huy động bị đẩy lên cao trong khi lãi suất cho vay phải duy trì mức cạnh trạnh để tồn tại trên thị trường.

Như vậy, mất cân đối vốn huy động cùng với những khó khăn khách quan dẫn tới chi phí vốn tăng cao, góp phần suy giảm hiệu quả sinh lời của VRB trong các năm qua.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 60)