Lợi nhuận trước thuế 635 3.3 1.40 1

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 56)

- Tiền gửi thanh toán

9 Lợi nhuận trước thuế 635 3.3 1.40 1

Tăng trưởng 529% -65% -26%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007- 2010)

Về cơ cấu thu nhập VRB đã có những chuyển biến tích cực trong kinh doanh dịch vụ: Lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2008 của VRB đạt 117 (ngàn USD) tăng hơn 3 lần so với năm 2007, năm 2009 tăng 26%, năm 2010 tăng 21%. Tốc độ tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ giảm dần do dịch vụ của VRB chưa thực sự đa dạng, khách hàng chủ yếu xuất phát từ hoạt động tín dụng nên khi dịch vụ tín dụng sụt giảm, các hoạt động dịch vụ cũng giảm theo, tăng trưởng mạng lưới âm.

Tuy nhiên, tỷ trọng thu dịch vụ ròng vẫn chiếm một mức khiêm tốn so với tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Kể từ năm 2008, VRB có một nguồn thu lớn từ kinh doanh ngoại tệ, chiếm trên 28% tổng thu nhập hoạt động ròng, tuy nhiên nguồn thu từ kinh doanh ngoại tệ không phải là nguồn thu bền vững của ngân hàng trong bối cảnh thị trường ngoại hối Việt Nam vẫn còn thiếu ổn định. Do đó, VRB cần đẩy mạnh các nguồn thu từ phí dịch vụ dựa trên việc phát triển các dịch vụ đem lại nhiều tiện ích gia tăng cho khách hàng.

 ROA và ROE qua các thời kỳ

So sánh chỉ số lợi nhuận/ tổng tài sản và lợi nhuận/ vốn tự có qua các năm cho thấy hiệu quả của tốc độ tăng trưởng kinh doanh dịch vụ. Chỉ số này được cải thiện

qua các năm sẽ cho thấy tình hình cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản và vốn tự có của NHTM.

Biểu đồ 2.7 ROA và ROE từ năm 2007 -2010

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007- 2010)

ROA phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, ROA giúp nhà quản trị thấy được khả năng bao quát của Ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản Có. ROA của VRB chỉ đạt cao nhất 0,79% năm 2008. Năm 2009, ROA 0,91% so với 2008 do tổng tài sản tăng khiêm tốn ở mức 11%, lợi nhuận năm 2009 lại giảm. Năm 2010 lợi nhuận tiếp tục giảm 26% so với năm 2009 nên ROA giảm dần đến 0,51% năm 2010. Nguyên nhân chung dẫn đến xu hướng giảm của ROA là do tài sản của Ngân hàng tăng nhanh qua các năm, chủ yếu là từ dịch vụ cho vay tín dụng nhưng lợi nhuận chưa tăng trưởng tương xứng do nợ xấu cao.

ROE phản ánh hiệu quả của một đồng vốn tự có hay nói cách khác là một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng sinh lời trên một đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2008 hiệu quả sử dụng vốn tốt nhất thể hiện ở ROE đạt mức cao nhất là 4,6% mặc dù về số tuyệt đối vẫn thấp hơn trung bình ngành (14%). Các năm tiếp theo, ROE giảm dần và chỉ đạt 1,93% tại 2010. ROE giảm trong bối cảnh vốn tự có

tăng nhanh (năm 2007 và 2008 vốn tự có đạt 30 triệu USD, năm 2009 tăng vốn tự có lên gấp đôi đạt 62,5 triệu USD) chứng tỏ khả năng hấp thụ vốn tự có thành lợi nhuận của VRB khá thấp.

Tóm lại, số liệu cho thấy hiệu quả kinh doanh dịch vụ của VRB có chiều hướng đi xuống khi vốn và tài sản vận động ngược chiều với lợi nhuận kinh doanh dịch vụ.

 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. NIM ảnh hưởng chủ yếu từ tỷ trọng tài sản có sinh lời trên tổng tài sản, chất lượng tài sản có sinh lời và khả năng quản trị chi phí tài sản nợ phải trả. Bảng thống kê cơ cấu tài sản các ngân hàng xem dưới đây:

Bảng 2.5 Bảng tương quan tài sản có sinh lời và NIM so với các NHTMCP khác Chỉ số cơ cấu (%) VRB* ACB** Sacombank** Techcombank**

Cho vay tín dụng 56 37 55 52 Đầu tư CK, TP 1 11 21 17 Cho vay LNH 31 34 7 24 Tài sản khác 12 18 17 7 Tổng 100% 100% 100% 100% NIM 1,22% 1,73% 2,14% 3,92%

Ghi chú: (*) tính theo 2010, (**) tính theo 2009

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu các Ngân hàng)

Thông thường, các ngân hàng có cơ cấu tín dụng lớn trên 50% (như Sacombank, Techcombank) thường có NIM đạt cao hơn trung bình (2%-3%) so với ACB có tỷ trọng tín dụng/tổng tài sản thấp (37%) thì NIM chỉ đạt 1.73%. Theo thống kê cho thấy NIM các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam dao động từ mức 1.7%-3%. So với các ngân hàng khác trong ngành VRB có tỷ trọng tín dụng/ tổng tài sản khá cao (56%) tuy nhiên NIM chỉ đạt lần lượt là 0,9% năm 2007; 1,7% năm 2008, 1,55% năm 2009; 1,3% năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng tín

dụng thấp, tỷ lệ cho vay/huy động VNĐ của VRB thường xuyên trên 100% đã buộc VRB phải tài trợ nguồn vốn VNĐ từ liên ngân hàng và các nguồn khác. Mặt khác trong cơ cấu nguồn vốn/ sử dụng vốn có sự lệch pha theo nguyên tệ, theo đó nguồn VNĐ chỉ chiếm 30% tổng nguồn vốn nhưng dư nợ VNĐ lại chiếm 70% - 80% tổng dư nợ dẫn đến giảm hiệu quả NIM.

 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM)

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của VRB năm 2010 là -0.3% do chi phí ngoài lãi vượt quá thu từ phí, mặc dù tỷ lệ thu từ phí trong tổng các nguồn thu của ngân hàng đã khả quan trong các năm gần đây. Điều này cho thấy hoạt động dịch vụ của VRB chưa đạt hiệu quả cần thiết, chủ yếu nguồn thu từ dịch vụ tín dụng. So sánh với các ngân hàng cổ phần khác như ACB (1,68%) hay Eximbank(1,78%), có thể thấy thay vì quá tập trung vào dịch vụ tín dụng các NHTM này đã có một danh mục tài sản đa dạng hơn với nhiều dịch vụ cung ứng hơn.

2.3.2. Chỉ tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh từng dịch vụ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tại ngân hàng liên doanh việt - nga (Trang 56)