Đây là phương pháp Đánh giá tình hình TCDN sử dụng để dự báo TCDN. Có nhiều phương pháp khác nhau để dự đoán các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong tương lai, song người ta thường sử dụng các phuong pháp:
phương pháp hồi quy đơn hoặc hồi quy bội, phương pháp quy hoạch tuyến tính, phương pháp sử dụng mơ hình kinh tế lượng…
Trên đây là một số phương pháp phân tích được sử dụng trong Đánh giá tình hình TCDN. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể sử dụng một trong các phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp phân tích phù hợp với mục tiêu phân tích cũng như tình hình doanh nghiệp.
1.2.4.Nội dung đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp 1.2.4.1.Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp
Theo thời gian huy động và sử dụng vốn, có thể phân chia thành nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn thể hiện qua chỉ tiêu nợ ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
Theo quan hệ sở hữu về vốn, nguồn vốn bao gồm: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả có thể phân chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, hoặc cũng có thể phân chia thành nợ vay và nợ chiếm dụng.
Theo phạm vi huy động vốn, nguồn vốn bao gồm nguồn vốn nội sinh (lợi nhuận để lại, khấu hao TSCĐ, tiền từ thanh lý, nhượng bán tài sản..); nguồn vốn ngoại sinh (vay ngân hàng, tổ chức tín dụng, vay cá nhân, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…
Để đánh giá tình hình huy động vốn, ta dựa vào các chỉ tiêu nguồn vốn trên BCĐKT, đồng thời đánh giá thông qua các hệ số về cơ cấu nguồn vốn:
❖ Hệ số nợ
Hệ số nợ= Nợ phảitrả Tổng nguồn vốn
Hệ số này cho biết cứ 1 đồng nguồn vốn thì có bao nhiêu đồng nợ phải trả. Hệ số này cho biết mức độ sử dụng địn bẩy tài chính, phản ánh mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
❖ Hệ số vốn chủ sở hữu
Hệ số VCSH= VCSH
Tổng nguồn vốn=1−Hệ số nợ
Hệ số vốn chủ sở hữu cho biết cứ trong 1 đồng nguồn vốn thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, nói cách khác cứ 1 đồng tài sản được tài trợ bằng bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính.
1.2.4.2.Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp
Phân tích tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhằm đánh giá quy mô vốn của doanh nghiệp, trọng điểm đầu tư vốn vào đâu mức độ đầu tư vốn vào TSNH, TSDH có hợp lý khơng.
Việc phân tích tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp được thực hiện: Căn cứ vào các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán phần tài sản, tính tốn sự chênh lệch các khoản mục cuối kì so với đầu kì cả về số tuyệt đối
và số tương đối. Tính tốn tỷ trọng của các khoản mục, tính tốn chênh lệch tỷ trọng cuối năm so với đầu năm để đánh giá sự biến động các khoản mục và phân tích cơ cấu đầu tư.
Ngồi ra còn căn cứ vào chỉ tiêu: ❖ Tỷ suất đầu tư vào TSNH
Tỷ suất đầutư TSNH=Tàisản ngắnhạn Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp thì số vốn đầu tư vào TSNH chiếm bao nhiêu phần trăm, hay là tỷ trọng vốn đầu tư vào TSNH trong tổng số vốn kinh doanh
❖ Tỷ suất đầu tư vào TSDH
Tỷ suất đầutư TSDH=Tài sản dài hạn Tổngtài sản
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp thì số vốn đầu tư vào TSDH chiếm bao nhiêu phần tram. Nó vừa thể hiện cơ cấu đầu tư vừa thể hiện quy mơ đầu tư về TSDH, loại hình đầu tư, lĩnh vực đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp.
1.2.4.3.Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Mối quan hệ cân đối giữa nguồn vốn và tài sản được thể hiện ở việc doanh nghiệp dùng bao nhiêu nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho TSDH, bao nhiêu nguồn vốn ngắn hạn dùng để tài trợ cho TSNH. Để phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, ta xem xét qua mơ hình tài trợ của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động thường xuyên là phần TSLĐ cần thiết phải dự trữ nhằm đảm bảo cho quá trình SXKD diễn ra bình thường, liên tục; nằm trong các khâu: dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, nợ phải thu.