Trong quá trình SXKD của DN, vốn lưu động khơng ngừng vận động và chuyển hố qua nhiều hình thái khác nhau. Ban đầu nó tồn tại dưới dạng hình thái tiền tệ, sau đó là vốn vật tư dự trữ và qua q trình tiêu thụ nó quay trở lại hình thái vốn bằng tiền hoặc trở thành vốn trong thanh tốn. Do đó, khả năng luân chuyển vốn lưu động sẽ chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của DN. Để đánh giá khả năng luân chuyển vốn lưu động, người ta sử dụng hai chỉ tiêu chủ yếu là vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
Năm 2014, vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp là 4.89 vịng, tức là phải mất bình qn 73.62 ngày thì vốn lưu động của doanh nghiệp mới được quay vòng nhưng đến năm 2015, vòng quay vốn lưu động đã giảm
cần bình qn 86.93 ngày để quay vịng nguồn vốn lưu động, tăng 13.32 ngày so với năm 2014.
Đánh giá tác động của việc giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong kỳ đến công tác quản trị, sử dụng vốn lưu động, ta tínhđược mức tiết kiệm (lãng phí) VLĐ của doanh nghiệp như sau:
Mức tiết kiệm VLĐ=Mức luânchuyển vốn bìnhqn1ngày kỳ KH × Số ngày rút ngắn kỳ luânchuyển VLĐ Mức tiết kiệm VLĐ=419,766,350,227
360 ×(86.93−73.62)=15,528,808,651
(đồng) Như vậy trong năm qua, việc giảm số vòng quay vốn lưu động làm doanh nghiệp lãng phí hơn 15 tỷ đồng, giảm cơ hội sử dụng vốn và làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp trong năm 2015 đã sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hơn so với năm 2014, mặc dù trên thực tế thì doanh nghiệp đã tăng thêm quy mơ vốn lưu động. Vốn lưu động của doanh nghiệp trong năm 2015 tăng phần lớn là do tăng quy mơ hàng tồn kho. Vịng quay vốn lưu động nhỏ và giảm làm cho số vốn bị ứ đọng lớn trong khi thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh dẫn đến hệ số nợ của doanh nghiệp tăng cao.