ngắn hạn)
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp cuối năm 2015 lớn hơn 1 và giảm so với đầu năm. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, tại thời điểm cuối năm 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 1.0712 đồng tài sản ngắn hạn. Ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm, Công ty đều sử dụng 1 phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy việc tài trợ của Công ty là hợp lý, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Tuy vậy, sử dụng chính sách tài trợ này thì dẫn đến chi phí tài chính cao, trong thời gian dài gây ra có thể mất khả năng trả nợ, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động doanh nghiệp, gây rủi ro cho doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này cao là do tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp rất lớn (chiếm 94.52% tổng tài sản), trong khi nợ ngắn hạn chỉ chiếm 88.24% tổng nguồn vốn. Nợ ngắn hạn tăng với tốc độ nhanh hơn tài sản ngắn hạn làm cho hệ số khả năng thanh toán hiện thời giảm, đặc biệt nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do phải trả ngắn hạn khác tăng với tốc độ lớn. Doanh nghiệp cần xem xét lại cơ cấu nợ để đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong dài hạn. Tuy nhiên, hệ số thanh tốn nợ ngắn hạn khơng hồn tồn đánh giá chính xác năng lực thanh tốn ngắn hạn của cơng ty do tổng TSNH vẫn bao gồm cả những khoản mục có tính thanh khoản thấp hơn như HTK. Vì vậy cần thiết phải đi sâu vào xem xét các chỉ tiêu khác.
-Hệ số khả năng thanh toán nhanh
tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ(8.90%) nên hệ số khả năng thanh toán nhanh vấn đạt ở mức cao. Cuối năm hàng tồn kho tăng lên 86.50% so với cuối năm 2014 làm cho hệ số khả năng thanh toán nhanh tiếp tục giảm 0.0492 lần, do tốc độ tăng của hàng tồn kho lớn hơn tốc độ tăng lên của tài sản ngắn hạn(6.81%). Điều này cho thấy tài sản có tính thanh khoản đủ đáp ứng nhu cầu thanh tốn ngắn hạn của công ty. Tuy vậy doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến chính sách dự trữ tồn kho để đảm bảo khả năng thanh tốn nhanh hợp lí và ổn định.