Quy trình tín dụng cá nhân tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam – chi nhánh hai bà trưng (Trang 45 - 48)

c. Lợi nhuận trước thuế:

2.2.2 Quy trình tín dụng cá nhân tại Ngân hàng

Quy trình cho vay bắt đầu từ khi quản lý khách hàng tiếp nhận hồ sơ của khách hàng và kết thức khi tất tốn, thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình cho vay đối với KHCN được VIB áp dụng thống nhất trên tồn hệ thống, đảm bảo tính khoa học, an toàn, giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Quy trình được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Lập hồ sơ tín dụng

Khách hàng có nhu cầu vay vốn tới VIB. Trong bước này, quản lý khách hàng sẽ phỏng vấn trực tiếp khách hàng để có những thơng tin có bản nhất về nghề nghiệp, tính ổn định của thu nhập, gia đình, tài sản đảm bảo…

Quản lý khách hàng sẽ thu thập và lập hồ sơ, danh mục hồ sơ vay gồm: - Hồ sơ pháp lý: CMND, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn/ xác nhận độc thân…

- Hồ sơ mục đích vay: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu của ngân hàng), đơn xin vay vốn…

- Hồ sơ thu nhập: Hợp đồng lao động, hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe… hay báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối với hộ sản xuất kinh doanh cá thể.

- Hồ sơ tài sản bảo đảm:

+ Bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận quyền sử dụng nhà, Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà, tờ khai trước bạ, sơ đồ…

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong quy trình tín dụng. Trong bước này, ngân hàng sẽ phải phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hồn trả vốn vay của khách hàng.

Sau đó, quản lý khách hàng làm tờ trình thẩm định khách hàng (mẫu đề xuất tín dụng), báo cáo đề xuất của mình có nên cho vay hay khơng lên cấp có thẩm quyền quyết phê duyệt. Tùy từng hạn mức của món vay sẽ quy định cấp có thẩm quyền phê duyệt tương ứng.

Quản lý khách hàng phải đánh giá những nội dung sau và đưa vào tờ trình:

- Chất lượng tín dụng

- Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng khoản vốn vay - Nguồn trả nợ của khách hàng

- Tình trạng TSBĐ, đánh giá khả năng thực hiện thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm hợp đồng thế chấp/cầm cố của các tài sản đang thế chấp/cầm cố tại các TCTD khác

Bước 3: Quyết định tín dụng

Cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay hay khơng, báo quản lý khách hàng thông báo tới khách hàng.

Nếu đồng ý cho vay: quản lý khách hàng thực hiện các bước công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm.

Nếu không đồng ý cho vay: ngân hàng gửi văn bản từ chối cho vay tới khách hàng và đưa ra lý do từ chối khách hàng

Bước 4: Định giá TSBĐ: Đơn vị kinh doanh thực hiện định giá TSBĐ

theo quy định của VIB.

Quản lý khách hàng lập và cơng chứng hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp theo quy chế.

Trường hợp khách hàng dùng TSBĐ chưa thế chấp tại các TCTD khác làm TSBĐ, quản lý khách hàng phối hợp cùng giao dịch tín dụng hồn tất việc ký kết hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, ký kết hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ.

Trường hợp khách hàng dùng tài sản đang thế chấp tại các TCTD khác để bảo đảm cho khoản vay, quản lý khách hàng phối hợp cùng giao dịch tín dụng chuẩn bị sẵn các hợp đồng, giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục công chứng, đăng ký TSBĐ ngay khi có hồ sơ gốc TSBĐ. Giao dịch tín dụng liên hệ trước với các cơ quan công chứng, cơ quan thực hiện đăng ký gio dịch bảo đảm về việc sẽ thực hiện cơng chứng, đăng ký khi có hồ sơ bản chính TSBĐ theo quy định. Yêu cầu khách hàng xuất trình/ký kết các chứng từ sau: Giấy ủy quyền khơng hủy ngang, vơ điều kiện cho cán bộ giao dịch tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ bản chính TSBĐ, cơng văn giải chấp của khách hàng tại TCTD đang tài trợ (theo mẫu 02/CVTTT-VIB/2013).

Bước 6: Giải ngân

Giao dịch viên giải ngân khi khách hàng đã hoàn thành hết các hồ sơ, chứng từ cần thiết. Phương thức giải ngân được quy định riêng cho từng loại sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, ví dụ: giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển tiền vào tài khoản của bên được hưởng…

Bước 7: Sau giải ngân

Bộ phận quản lý khách hàng cụ thể là cán bộ quan hệ khách hàng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi khoản vay, theo dõi đánh giá về KHCN. Nội dung cụ thể gồm:

 Thực hiện kiểm tra, rà sốt đánh giá mục đích sử dụng vốn vay;

 Thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay;

 Định kỳ hàng năm thực hiện ra soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tư.

Việc kiểm tra, rà sốt được thực hiện thơng qua hồ sơ tín dụng hoặc kiểm tra thực địa. Kết thúc mỗi lần kiểm tra, cán bộ quản lý khách hàng phải tiến hành lập biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm tra trình cấp có thẩm quyển. Song song với đó, chi nhánh sẽ thực hiện phân loại nợ theo quy định của VIB. Cán bộ tín dụng thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo dảm trong cho vay của VIB, thường xuyên theo dõi phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản, tài sản đảm bảo của khách hàng.

Bộ phận quản lý rủi ro chịu trách nhiệm phối hợp với bộ phận quản lý khách hàng và bộ phận quản trị tín dụng trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản tín dụng hoặc KHCN có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của DN chuyển sang trạng thái nợ xấu. Đồng thời giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro gửi bộ phận kế tốn để lập cân đối kế toán theo quy định và giám sát thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Quản lý khách hàng gửi hồ sơ vay của khách hàng lên bộ phận quản trị tín dụng để tiến hành lưu trữ hồ sơ bằng bản mềm, và giữ lại bản gốc.

Giao dịch viên thu nợ, quản lý tín dụng gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, thu nợ trước hạn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam – chi nhánh hai bà trưng (Trang 45 - 48)