c. Lợi nhuận trước thuế:
HÌNH 2.6: CƠ CẤU CHO VAY CÁ NHÂN THEO MỤC ĐÍCH VAY
Từ đó cho thấy, cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân tại VIB là không đều. Cho vay BĐS ln chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sau đó là các khoản cho vay dành cho mục đích mua ơ tơ kinh doanh và tiêu dùng. Cho vay SXKD của cá thể, hộ gia đình hay doanh nghiệp siêu nhỏ và cho vay cầm cố STK cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu dư nợ. Các khoản vay với mục đích khác nhìn chung cịn hạn chế.
Các cá nhân sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng chủ yếu với mục đích mua nhà đất và sửa chữa, xây mới nhà. Dư nợ cho vay BĐS chiếm đến gần 50% tổng dư nợ cá nhân. Hiện nay, nhu cầu của dân cư về mua nhà, đất là rất lớn, đặc biệt là ở khu vực trung tâm Hà Nội. Tuy nhiên, giá BĐS trong những năm gần đây ln ở mức cao. Các cá nhân có nhu cầu mua nhà, đất để ở tuy có thu nhập khá cao và ổn định nhưng vẫn cần có thời gian để tích lũy nguồn tài chính đủ để trả cho chi phí mua nhà. Vì vậy vay vốn ngân hàng là một phương án khả thi nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với các đặc tính mà sản phẩm này mang lại như: thời hạn vay dài, lên đến 20 năm, thời gian ân hạn lên đến 36 tháng, mức cho vay có thể đáp ứng đến 80% nhu cầu vốn của khách hàng….khách hàng có thể hồn tồn n tâm về sự lựa chọn của mình.
Cho vay mua ơ tơ có xu hướng tăng trong cơ cấu dư nợ cá nhân, chiếm gần 20% trong cơ cấu vay của KHCN. Sự gia tăng này là hoàn toàn hợp lý khi hiên nay nhu cầu mua sắm ô tô đi lại hay sử dụng để làm phương tiện kinh doanh tăng rất nhanh. Việc sở hữu một chiếc ơ tơ như ý khơng cịn q khó khăn. Đối tượng chủ yếu vay mua ô tô là những người làm cơng ăn lương có thu nhập cao và ổn định tại các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước. TSBĐ thường là tài sản hình thành từ vốn vay. Hình thức giải nân chủ yếu đối với khoản vay này là chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của người bán. Do vậy ngân hàng có khả năng kiểm sốt được mục đích vay vốn của khách hàng.
Cho vay SXKD cũng chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng dư nợ cá nhân. Nhìn chung sản phẩm cho vay này khơng có sự tăng trưởng quá mạnh mẽ, năm 2012 là 20.602 triệu đồng, chiếm 20,4% tổng dư nợ cá nhân. Đến năm 2013 thì mức dư nợ giảm đi một cách đáng kể còn 17.668 triệu đồng, chiếm 16,8%. Năm 2014, mức dư nợ tăng đến 20.906 triệu đồng và chiếm 18,5%.
Ngoài ra cho vay cầm cố STK cũng chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu cho vay cá nhân tại ngân hàng. Đối với hình thức cho vay này, TSBĐ chính là STK, số dư tài khoản, giấy tờ có giá do VIB phát hành. Điều này đảm bảo cho ngân hàng kiểm soát được khả năng tài chính của khách hàng cũng như tăng tính an tồn cho các khoản tín dụng cung cấp.
Các hình thức cho vay khác như: cho vay thấu chi, cho vay du học…hiện chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ trên dưới 10% tổng dư nợ. Trong thời gian tới, VIB nên mở rộng và phát triển thêm các khoản vay này.
Cơ cấu cho vay theo thời hạn vay.
Tại VIB, nếu xét các khoản vay theo thời hạn thì chủ yếu ngân hàng cho vay với kì hạn ngắn, trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Với KHCN, cho vay ngắn hạn còn chiếm tỷ lệ cao hơn. Cơ cấu cho vay cá nhân theo thời hạn vay được thể hiện như bảng sau: