Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam – chi nhánh hai bà trưng (Trang 70 - 72)

c. Lợi nhuận trước thuế:

3.2.1.3Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng

Hiện nay, VIB đang triển khai 11 gói sản phẩm cho vay dành cho KHCN, tuy nhiên cơ cấu cho vay chưa đồng đều. Các khoản vay BĐS, sửa, chữa nhà chiếm tỷ trọng lớn (hơn 40%) trong tổng dư nợ cá nhân. Trong khi đó, các sản phẩm khác có nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa được chú trọng. Khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của họ cũng được mở rộng theo. Các nhu cầu về du học, khám chữa bệnh, du lịch hay các nhu cầu tiện ích tiêu dùng khác đang có xu hướng nở rộ. Vì vậy, ngân hàng nên chú trọng mở rộng đối tượng của mình, giúp tăng lượng khách hàng, mở rộng thị phần và tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Về ngắn hạn, trong thời gian tới, tín dụng phi sản xuất, đặc biệt là cho vay BĐS và cho vay chứng khoán sẽ bị kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, tín dụng cho sản xuất kinh doanh đối với các hộ kinh doanh cá thể hay các doanh nghiệp siêu nhỏ lại khơng bị hạn chế. Vì vậy, VIB có thể đẩy mạnh cho vay nhu cầu này. Đối tượng chủ yếu mà VIB cần hướng đến là các hộ kinh doanh cá thể, các tiểu thương, các hộ nông dân, các daonh nghiệp siêu nhỏ đang cần vốn để bổ sung vốn tạm thời cho sản xuất. Mà khách hàng này lại có tâm lý khơng muốn đi vay ngân hàng vì ngại thủ tục phiền hà. Do vậy, quản lý khách hàng cần chủ động, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để có thể nắm bắt nhu cầu và đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Ví dụ, với đối tượng khách hàng này, quản lý tín dụng có thể liên hệ phối hợp với ban quản lý chợ, tổ chức các buổi gặp gỡ với các tiểu thương, tìm hiểu nhu cầu vay vốn của họ, từ đó giới thiệu các sản phẩm, tiện ích của sản phẩm và các dịch vụ của khách hàng tới khách hàng, giải thicshthur tục vay vốn nhanh gọn, không hề phiền hà.

Với cho vay mua ơ tơ, mua sắm tiện ích thì VIB có thể triển khai hình thức cho vay gián tiếp. Ngân hàng kết hợp với các hãng sản suất, các cửa hàng hay những nhà mơi giới có kinh nghiệm liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Các cơng ty bán lẻ mà ngân hang có thể liên kết, ký hợp đồng như là doanh nghiệp bán lẻ ô tô BMW, KIA…các siêu thị bán hàng điện gia dụng, các doanh nghiệp bán đồ nội thất… Sau khi có nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, đồng thời có các thông tin về khả năng chi trả của họ, các công ty bán hàng sẽ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, hồ sơ để vay vốn ngân hàng. Ngân hàng được cung cấp các thông tin cần thiết sẽ tiến hành thẩm định và xét duyệt cho vay. Việc cho vay như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng, mang lại lợi ích cho cả ba bên: khách hàng mua được hàng hóa trong khi chưa đủ phương tiện thanh tốn, cơng ty bán được hàng, ngân hàng mở rộng được tín dụng. Để hạn chế rủi ro, ngân hàng phải lựa chọn các cơng ty có uy tín, nghiệp vụ bán hàng chun nghiệp, khả năng tài chính tốt và xây dựng hợp đồng liên kết chặt chẽ, phân định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên trong việc thu hồi nợ, và thanh lý hợp đồng cũng như khi khách hàng không trả được nợ.

Đối với cho vay du học, đối tượng đi du học đa phần là các học sinh chuẩn bị tốt nghiệp phổ thông trung học, các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Để mở

rộng hình thức cho vay này, ngân hàng có thể phối hợp với các công ty tư vấn du học, các trường phổ thông trung học, các trường đại học, giải đáp các thắc mắc của các hoc sinh cũng như phụ huynh về thủ tục vay vốn, các hồ sơ giấy tờ, số tiền vay và tài sản bảo đảm… Đây là cách tiếp cận rất tốt có thể thu hút được số lượng lớn khách hàng đồng thời quảng bá được hình ảnh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam – chi nhánh hai bà trưng (Trang 70 - 72)