3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty cổ phần
3.2.3. Quản trị khoản phải thu
Để quản lý tốt hơn các khoản nợ phải thu giúp Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Hải Hậu không bị ứ đọng vốn, tạo nguồn tiền cải thiện dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể cân nhắc những biện pháp sau:
Liên quan chính sách bán hàng:
Có quan điểm rõ ràng trong chính sách bán hàng: cung cấp các khoản chiết khấu
thanh tốn cho khách hàng, để khuyến khích họ thanh toán sớm tiền hàng; yêu cầu khách hàng trả trước một phần tiền hàng tại thời điểm đặt hàng; yêu cầu séc tín dụng đối với tất cả các khách hàng mua chịu; phát hành hoá đơn kịp thời và đốc thúc thanh toán nếu khách hàng chậm trễ; theo dõi các đối tượng khách hàng nợ để phát hiện và tránh những khoản nợ tồn đọng; thiết lập chính sách tín dụng thay vì từ chối giao dịch với các khách hàng chậm thanh tốn.
Xây dựng chính sách tín dụng thương mại phù hợp: chính sách tín dụng thương
mại phù hợp vừa đảm bảo hấp dẫn khách hàng, tiêu thụ được nhiều sản phẩm; vừa đảm bảo thu hồi tốt các khoản nợ phát sinh, hạn chế vốn bị ứ đọng. Có nghĩa là doanh nghiệp cần lượng định, đánh giá được tác động của việc bán chịu đến việc tăng doanh thu, lợi nhuận cùng với những rủi ro có thể xảy ra để xác định một chính sách bán chịu sao cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Thiết lập và quy chuẩn hóa các quy định thanh tốn khi mua bán, gắn liền với
quy định pháp luật để ràng buộc khách hàng. Đây là biện pháp phịng vệ quan trọng khơng phải chỉ để bảo vệ ưu thế trước pháp luật khi chuyện xấu xảy ra mà quan trọng nó là 'lời nhắc nhở' đối với các đối tác khi tham gia vào hợp đồng, nếu họ không thực sự đủ năng lực thanh tốn, sẽ ít khả năng họ muốn dính líu đến pháp luật.
+ Thường xuyên theo dõi, lập bảng theo dõi, phân tích khoản nợ theo khách hàng, tuổi nợ với từng cơng trình, đối tượng. Qua đó xác định được đúng thực trạng của chúng và đánh giá chính xác được tính hữu hiệu của các chính sách tài chính. Từ đó nhận diện được những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập được những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt.
+ Gọi điện nhắc nhở khi gần đến hạn thanh tốn
+ Thường xun theo dõi cập nhật thơng tin về khách hàng để nắm bắt dự báo khả năng, tiến độ thanh tốn.
+ Trường hợp nợ lâu cần tìm hiểu ngun nhân để có biện pháp thu hồi hợp lý.
Đối với các khoản phải thu quá hạn:
Tính lãi trên nợ quá hạn: áp dụng lãi suất trên nợ quá hạn sẽ giúp DN giảm được
chi phí cho khoản nợ quá hạn. Tuy nhiên việc áp dụng chi phí này bị ràng buộc bởi quy định của Nhà nước, ngồi ra các DN cịn lo ngại mất đi khách hàng tiềm năng nên chưa áp dụng biện pháp này.
Chiết khấu khoản phải thu: Đây là hình thứ giảm khoản nợ cho khách hàng nếu
khách hàng trả nợ sớm. Biện pháp này áp dụng trong trường hợp khách hàng thực sự gặp khó khăn trong thanh tốn, tuy rằng DN sẽ phải chịu thiệt một phần khoản nợ nhưng bù lại tiết kiệm được chi phí tài trợ cho khoản vốn đó và chi phí quản trị khoản nợ này.
Tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ: Đối với khách hàng khơng chịu thanh tốn nợ hoặc cố
tình khơng trả nợ, DN có thể tìm đến các dịch vụ mua bán nợ, các cơng ty thu hồi nợ hoặc luật sư chuyên giải quyết công nợ. Những dịch vụ này sẽ sử dụng các biện pháp đàm phán, thương lượng hoặc các biện pháp pháp lý để thu hồi nợ giúp DN. Tuy nhiên đây là các biện pháp cuối cùng mà DN tìm đến.
Có sự lựa chọn khách hàng khi bán chịu. Những khách hàng truyền thống, có mối
quan hệ lâu dài, có sự hiểu biết lẫn nhau thường ít xảy ra chây ỳ trong thanh tốn. Tìm hiểu thơng tin về khách hàng để lường trước những khả năng có thể xảy ra tình trạng chậm thanh tốn, từ đó đưa ra các phương án đàm phán với khách hàng.