3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty cổ phần
3.2.4. Các biện pháp tăng lợi nhuận
Trong năm 2018 cả doanh thu và lợi nhuân sau thuế của DN đều tăng. Doanh thu của DN tăng 15.68% so với năm 2017 và Lợi nhuận sau thuế tăng 660.69%. Để gia tăng lợi nhuận trong năm tới công ty cần tiếp tục phấn đấu hơn nữa để tăng sản lượng và doanh thu tiêu thụ. Để đạt được điều này, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, xây dựng chiến lược marketing hiệu quả và tìm kiếm thêm thị trường mới:
- Trước hết, công ty cần thành lập thêm phịng marketing, tách bạch cơng tác marketing với cơng tác kinh doanh vì phịng kinh doanh hiện nay do kiêm cả cơng tác này nên hiệu quả công tác marketing khơng cao, đặc biệt là việc dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ chưa được thực hiện tốt.
- Cần phải chú trọng hơn nữa trong việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong việc tạo ra các cơng trình xây dựng độc đáo, khơng những thế cịn giảm rủi ro kinh doanh cho cơng ty.
- Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, đây sẽ là các cơ hội lớn cho doanh nghiệp quảng bá sản phẩm cũng như khẳng định tên tuổi của mình, đồng thời cũng trực tiếp thấy được các phản ứng tích cực, tiêu cực của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ, để tiếp tục hoàn thiện và phát triển, đặc biệt là nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn.
- Đẩy mạnh cơng tác quảng cáo hình ảnh của cơng ty trên phương tiện thơng tin đại chúng như truyền hình, đài báo, trên mạng. Xây dựng một trang web giới thiệu về công ty, sản phẩm, các ưu đãi với khách hàng, thường xuyên cập nhật tin tức về công ty trên trang web này để khách hàng tiện theo dõi và nắm bắt các thơng tin cần thiết.…
Hai là, Do chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp của cơng ty vẫn đang khá cao nên cơng ty nên kiểm sốt chặt chẽ chi phí, thực hiện sử dụng chi phí tiết kiệm, hiệu quả
- Chi phí bán hàng: chính sách khuyến khích phù hợp, …
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: tổ chức bộ máy tinh gọn nhẹ. Thực hiện rà soát lại bộ máy nhân sự, cắt giảm lao động gián tiếp không cần thiết để tiết giảm chi phí. Tái cấu trúc lại lao động của cơng ty, thực hiện cơ chế cạnh tranh lao động để nâng cao chất lượng nguồn lao
động. Yêu cầu các nhân viên viết bản mô tả công việc để làm cơ sở kiểm tra, giám sát thực hiện.
3.2.5. Các biện pháp khác
Ổn định và mở rộng thị trường đầu ra, đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu.
Trong thời gian tới, việc mở rộng thị trường đầu ra để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa là rất cần thiết. Cần tăng cường cơng tác nghiên cứu và dự báo thị trường đóng tàu cũng như nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường. Đây là biện pháp tốt nhất để tăng số lượng, doanh số bán hàng trong cả hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo. Mặt khác, cần cố gắng đáp ứng tối đa mọi yêu cầu của khách hàng. Công ty cần tích cực xúc tiến việc tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước hơn nữa, tăng cường khai thác các thị trường mới.
Chú trọng đầu tư nâng cao trình độ cơng nhân viên gắn liền với chính sách đãi ngộ hợp lý
Cùng với cải tiến hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, Cơng ty luôn cần những người lao động có trình độ tay nghề cao để có thể vận hành máy móc, thiết bị tốt, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không gián đoạn.
Vì vậy, trong thời gian tới, Cơng ty cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ, đào tạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên kiểm tra giám sát, nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật. Tuyển dụng người có trình độ, có năng lực, nhiệt tình với cơng việc. Bên cạnh đó cần có chế độ khuyến khích, khen thưởng đối với những cán bộ, cơng nhân viên có thành tích trong sản xuất kinh doanh nhằm động viên, khuyến khích sự sáng tạo cho cơng nhân viên.
Định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính, đánh giá kết quả kinh doanh của Cơng ty
Để thực hiện tốt công tác quản trị VLĐ, Cơng ty cần có cái nhìn đúng đắn về tình hình thực tế, những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong việc quản lý, sử dụng
vốn để từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Để làm được điều này, định kỳ theo tháng, quý, năm, phịng Tài chính – kế tốn cần thực hiện tốt việc phân tích tài chính và đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của Cơng ty. Cơng tác phân tích cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Xác định cơ cấu và sự biến động của VLĐ trong kỳ để biết được vốn được phân bổ vào các phân xưởng thế nào, có hợp lý khơng, vốn bị ứ đọng khơng...
- Xác định cơ cấu và sự biến động của nguồn VLĐ, các hệ số nợ, hệ số VCSH để xem trong kỳ vốn được trợ từ những nguồn nào, bao nhiêu, có đảm bảo an tồn về mặt tài chính khơng.
- Xác định các hệ số khả năng thanh tốn để xem xét xem Cơng ty có đủ khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn hay khơng.
- Tính tốn và so sánh các chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng từng loại vốn nói riêng và VLĐ nói chung của Cơng ty để xem việc sử dụng vốn kỳ này có hiệu quả hơn kỳ trước khơng, vốn chậm ln chuyển ở khâu nào, ngun nhân vì sao, từ đó đưa ra các định hướng phát triển trong năm tới.