ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Hải Hậu (Trang 74)

Phía Nhà nước

- Nhà nước cần hoạch định các chính sách kinh tế theo hướng rõ ràng, ổn định, phù hợp dần với thơng lệ khu vực và quốc tế. Chính sách lãi suất, tỷ giá hối đối, chính sách thuế phải áp dụng linh hoạt tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu chung trung bình cho từng ngành hàng để cơng ty có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có biện pháp thích hợp.

- Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, giảm bớt những thủ tục rườm rà khơng đáng có trong việc xin giấy phép đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn.

Với một thị trường tiền tệ phát triển, các cơng ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết.

- Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm pháp ở mức thấp đồng thời tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, xây dựng một hệ thống luật hồn chỉnh, đồng bộ khuyến khích doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh.

- Nhà nước nên áp dụng một chế độ tỉ giá hối đoái linh hoạt khuyết khích xuất khẩu. Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới thì tỉ giá hối đối là một cơng cụ tài chính vĩ mơ có vai trị ngày càng quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung. Do đó, cần xác lập và duy trì một tỷ giá hối đối linh hoạt phù hợp dự trên sức mua của đồng Việt Nam với các ngoại tệ mạnh. Thêm vào đó, cần phải giảm tới mức thấp nhất tác động tiêu cực của thị trường tài chính quốc tế và sự tổn thương với nền kinh tế thông qua các kênh tỷ giá, sự vận động của các nguồn ngoại tệ và vốn, hỗ trợ hợp lý cho các mục tiêu khuyến khích xuất khẩu và kiểm sốt nhập khẩp.

KẾT LUẬN

Vốn kinh doanh nói chung, VLĐ nói riêng là yếu tố đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên và liên tục, là cầu nối giữa cân bằng tài chính ngắn hạn và dài hạn. VLĐ còn được coi là một chỉ báo về khả năng thanh toán tại một thời điểm cũng như khả năng thanh tốn trong tương lai. Vì vậy việc xác định hợp lý nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết và công tác tổ chức, sử dụng VLĐ hiệu quả là yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển của mỗi DN.

Đối với công tác quản trị VLĐ của cơng ty nói chung và cơng ty cổ phần Cơng ty Cổ phần Vật tư nơng nghiệp Hải Hậu nói riêng, xuất phát từ tình hình thực tế, em đã đi sâu phân tích thực trạng, đồng thời kết hợp tìm hiểu ngun nhân và dựa trên cơ sở đó để đưa ra một giải pháp nhằm giúp công ty khắc phục công tác quản trị VLĐ.

Do trình độ và thời gian nghiên cứu cịn hạn chế, nên luận văn cuối khóa của em thực sự cịn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo, cùng tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong Cơng ty.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong Khoa Tài chính Doanh nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Đồn Hương Quỳnh cùng Ban lãnh đạo và các cơ chú, anh chị Phịng Tài chính – Kế tốn của Cơng ty Cổ phần Vật tư nơng nghiệp Hải Hậu đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2018.

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Hải Hậu (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w