CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.2.1 Các hoạt động truyền thống
Hoạt động huy động vốn
- Nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
28
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của pháp luật.
- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngồi theo quy định của pháp luật.
Hoạt động tín dụng
- Cho vay
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác - Bảo lãnh ngân hàng
- Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế - Phát hành thẻ tín dụng
- Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng
- Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình qn khơng thấp hơn mức dự trữ bắt buộc
- Mở tài khoản thanh tốn tại tổ chức tín dụng khác
- Mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh tốn ở nước ngồi theo quy định của pháp luật về ngoại hối
- Cung ứng các phương tiện thanh toán
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế
- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
- Tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia
- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
3.2.2 Hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt
29
Về cơ sở pháp lý, năm 2016 NHNN đã nghiên cứu, xây dựng và tham mưu cho Chính phủ, Thống đốc NHNN ký ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thanh toán, cụ thể như
- Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, thay thế một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh tốn khơng dùng tiền mặt;
- Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng;
- Thông tư số 20/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự động và Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh tốn;
- Thơng tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14/10/2016 sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh tốn;
- Thơng tư số 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn. Xây dựng và hồn thiện dự thảo Thơng tư quy định về việc ủy thác và nhận ủy thác trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh tốn nhằm hồn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các dịch vụ TTKDTM thông qua cơ chế ủy thác của NHTM để đáp ứng nhu cầu thực tế và phù hợp thông lệ quốc tế.
- Thông tư số 20/2018/TT-NHNN quy định về giám sát các hệ thống thanh toán.
Về cơ sở hạ tầng, công nghệ, NHNN đã ban hành Kế hoạch số 16/KH- NHNN ngày 30/12/2015 về chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ gắn vi mạch điện tử. Theo đó chậm nhất đến 31/12/2020, tồn bộ thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam hoàn thành chuyển đổi sang thẻ chip.
Ngoài ra, ngày 09/6/2016, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 1189/QĐ-NHNN thành lập Ban chỉ đạo triển khai dự án xây dựng Hệ thống ACH tại Việt Nam để thực hiện triển khai xây dựng Hệ thống ACH, phục vụ các giao dịch thanh tốn bán lẻ. Bên cạnh đó, NHNN đang thực hiện triển khai nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng tăng trong nền kinh tế và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế,
30
đồng thời thực hiện mở rộng việc kết nối hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nước với Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
3.2.2.2 Các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Vietcomabank chi nhánh Cần Thơ
Đến hiện tại, Vietcombank Cần Thơ đã cung cấp 5 loại hình thanh tốn khơng dùng tiền mặt bao gồm: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ và ngân hàng điện tử.
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu sử dụng và gia tăng tiện ích cho khách hàng, Vietcombank Cần Thơ luôn chú trọng đầu tư phát triển dịch vụ trên các kênh ngân hàng điện tử, cung cấp đầy đủ các hạng mục từ Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking, Phone Banking với nhiều tính năng từ cơ bản đến hiện đại nhất. Không dừng lại ở việc tự phát triển, để đem lại cho người dùng các tiện ích thiết thực nhất, chi nhánh còn chủ trương hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ lớn trên toàn quốc và danh sách đối tác liên tục được mở rộng, hoàn thiện. Trong đó, điển hình và có sức ảnh hưởng trên phạm vi rộng lớn là các dịch vụ thanh tốn hóa đơn tiền điện, tiền nước, mua vé máy bay, vé xem phim, thanh tốn học phí, thanh tốn cước truyền hình, viễn thơng, internet, thanh tốn phí bảo hiểm…Đây đều là những dịch vụ rất gần gũi với cuộc sống đối với tất cả khách hàng, không chỉ giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại mà cịn hỗ trợ cho cuộc sống của mỗi người dân được linh hoạt, dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi các dịch vụ được cung cấp đồng bộ, từ kênh quầy giao dịch, kênh ngân hàng trực tuyến VCB- iBanking, ngân hàng di động VCB - Mobile Banking. Chỉ riêng dịch vụ thanh toán tiền điện, chi nhánh đã hợp tác với các công ty điện lực địa phương, Vietcombank Cần Thơ đã mở rộng hợp tác với Công ty cổ phần cấp nước Cần Thơ, hợp tác thanh tốn học phí với trường Đại học Võ Trường Toản, trường Đại học Công Nghệ Kỹ Thuật, trường Đại học Y dược Cần Thơ.
3.3 TÌNH HÌNH NHÂN SỰ, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CÁC PHỊNG BAN