Đặc điểm khí hậu tỉnh Hịa Bình

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 45 - 50)

Bảng 2.1 : Phân bố dân cư theo huyện ở Hịa Bình năm 2018

2.3. Đặc điểm khí hậu của tỉnh Hịa Bình

2.3.2. Đặc điểm khí hậu tỉnh Hịa Bình

2.3.2.1. Chế độ bức xạ mây và nắng

Lượng bức xạ tổng cộng lí tưởng ở tỉnh Hịa Bình khá lớn, trên 200kcal/cm²/năm. Tuy nhiên trung bình bất cứ tháng nào ở trong năm lượng mây cũng quá nửa bầu trời (70 – 80%) có tháng đến 90%, riêng lượng mây ở những tầng thấp chiếm tới trên 30%.

Lượng bức xạ tổng cộng tương đối lớn trong mùa hè, nhỏ trong mùa đông. Các tháng mùa hạ đều có lượng bức xạ lớn trên 11kcal/cm2, các tháng 5, 6, 7 có thể trên 14kcal/cm2. Ngược lại các tháng mùa đơng đều có bức xạ thấp hơn 10kcal/cm2. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm ở tỉnh Hịa Bình khoảng 120 – 128kcal/cm2/năm.

Ở tỉnh Hịa Bình trung bình hàng năm có đến 1400 – 1700 giờ nắng, xấp xỉ bằng số giờ của các tỉnh lân cận như ở đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung. Số giờ nắng trong tỉnh chiếm không đầy một nửa thời gian chiếu sáng trong năm.

2.3.2.2. Chế độ gió

Tỉnh Hịa Bình là một tỉnh miền núi nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của biển.

Ở nơi địa hình khơng ảnh hưởng nhiều đến hướng gió, cơ chế gió phản ánh điều kiện phù hợp với hoàn lưu chung: trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 hướng gió có tần suất cao nhất là hướng Bắc (Đơng Bắc, Tây, Tây Bắc), trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9, hướng gió có tần suất cao nhất là hướng Nam (Đông Nam, Nam, Tây Nam).

Vào mùa hạ, gió Đơng Nam dần dần chiếm ưu thế đạt mức rõ rệt nhất là vào giữa mùa sau đó giảm dần đi. Sự biến đổi dần của tần suất gió Bắc trong

mùa đơng cũng tương tự như mùa hạ. Các tháng 4 và 10 được coi là các tháng mang tính trung gian. Trong tháng gió 4 gió Bắc ít hơn giữa mùa đơng nhưng có tần suất nhiều hơn mùa hạ. Trong tháng 10, gió Nam ít hơn mùa hạ nhưng tần suất lại nhiều hơn giữa mùa đơng.

Tốc độ gió trung bình hàng năm ở tỉnh Hịa Bình phổ biến từ 1 – 2m/s và có sự chênh lệch các tháng trong năm nhưng khơng đáng kể. Hầu hết tốc độ gió mạnh nhất trong năm đều quan sát được vào cuối mùa đông và đầu mùa hạ.

2.3.2.3. Chế độ nhiệt

Nhiệt độ là nhân tố sinh thái quan trọng đối với đời sống thực vật. Tỉnh Hịa Bình nằm trong giới hạn vĩ độ gần chí tuyến Bắc nên mang lại một nền nhiệt độ khá cao, tuy nhiên nhiệt độ lại phân bố khơng đều.

Nhiệt độ trung bình năm nhiều nơi trong tỉnh đạt trên 230C với tổng nhiệt độ năm hơn 75000C. Do có sự chi phối của địa hình, địa thế tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác nhau trong tỉnh với tổng lượng nhiệt và nhiệt độ trung bình năm khác nhau.

Về mùa đơng, do ảnh hưởng của hoàn lưu cực đới với khối khơng khí lạnh, khơ và sự giảm phần thu của cán cân bức xạ, nhiệt độ xuống khá thấp, nhiệt độ trung bình tháng 1 từ 15 – 160C.

Về mùa hạ ở tỉnh Hịa Bình có nhiệt độ trung bình ngày từ 20 – 300C. Số ngày có nhiệt độ trung bình từ 300C trở lên chiếm khá nhiều so với các vùng khác và thường xuất hiện vào các tháng giữa mùa (6, 7).

Vào mùa xuân và mùa thu là thời kì nhiệt độ có sự biến động nhiều nhất. Những năm rét kết thúc sớm hoặc bắt đầu muộn, nhiệt độ khá cao. Ngược lại, đối với những năm rét kéo dài hay rét sớm thì nhiệt độ xuống khá thấp. Đó là ngun nhân làm cho độ khả biến của nhiệt độ có trị số lớn nhất trong những mùa này.

Thông thường biên độ nhiệt ngày của nhiệt độ đất cũng lớn hơn rất nhiều so với nhiệt độ khơng khí, nhất là vào thời kì mùa hạ. Có thể lên tới 21 – 250C.

2.3.2.4. Chế độ mưa

Tỉnh Hịa Bình là một trong những tỉnh có lượng mưa khá lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm ở các nơi trong tỉnh khoảng 1800 – 2250mm; tương ứng với lượng mưa số lượng mưa ở đây cũng khá nhiều từ 130 – 180 ngày trong năm. Những nơi có lượng mưa khá lớn là sườn đón gió của các dãy núi cao. Diễn biến lượng mưa hàng năm ở tỉnh Hịa Bình có thể thành hai mùa khác nhau rõ rệt: mùa mưa và khô và gần như tương ứng với hai mùa hạ và mùa đông.

Trong năm ở tỉnh Hịa Bình có khoảng 100 – 200 ngày mưa, trong đó có 50 – 70% số ngày mưa trên 5mm và 40 – 50% ngày mưa trên 10mm. Trung bình một năm, số ngày mưa lớn trên 50mm có khoảng 10 ngày, tập trung trong mùa hạ nhiều nhất là tháng 7, 8. Hàng năm cũng có 3 - 4 ngày có lượng mưa lớn trên 100mm. Những trận mưa lớn thường xảy ra khi tỉnh Hịa Bình chịu ảnh hưởng của bão, đường đứt, rãnh thấp,... cho nên lượng mưa lớn thường xảy ra vào tháng 6, 7, 8.

2.3.2.5. Chế độ ẩm và mây

Ở Hịa Bình, độ ẩm tuyệt đối trung bình năm là 15 – 25 mb. Trị số tháng là 15 – 35mb. Trong các mùa hè, đạt trị số tương đối lớn, lớn nhất vào tháng 7, cịn trong các tháng mùa đơng trị số thấp hơn và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1.

Độ ẩm tương đối trung bình năm ở các nơi trong tỉnh là 80 – 90%; Trị số tháng là 70 - 90%. Vào thời kì nửa đầu mùa đông, độ ẩm tương đối thấp. Thường vào các tháng 12 và tháng 1 là những tháng có độ ẩm thấp hất vào các năm. Vào các tháng nửa cuối mùa đông, độ ẩm tương đối tăng dần và đạt xấp xỉ với các tháng mùa hạ. Biên độ của độ ẩm tương đối có thể đạt những trị số thấp trong các thời kì.

Nhìn chung, sự phân hóa hay biến trình về năm, về mùa của độ ẩm tương đối cũng có những nét đặc sắc về sự khác biệt giữa nửa đầu và nửa sau mùa đông ở các địa phương trong tỉnh Hịa Bình. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cây trồng nói riêng và đời sống sinh vật nói chung.

2.3.2.6. Một số loại hình thời tiết đặc biệt a. Gió mùa Đơng Bắc

Gió mùa Đơng Bắc là một nhân tố quan trọng gây ra tình trạng thời tiết rét lạnh, mưa ít ở miền bắc Việt Nam. Hàng năm có khoảng 15 – 22 đợt gió mùa Đơng Bắc có ảnh hưởng đến Hịa Bình. Thơng thường mỡi đợt cách nhau từ 7 đến 10 ngày, có đợt chỉ nhau 3 đến 5 ngày, nhưng cũng có thể là 10 đến 20 ngày.

Như vậy, gió mùa Đơng Bắc gây ra thời tiết lạnh khơ hanh trong thời kì nửa đầu mùa đông và ẩm ướt nửa sau mùa đông do hiện tượng mưa phùn gây ra. Gió mùa Đơng Bắc tạo ra cơ cấu cây trồng phong phú và đa dạng với các cây trồng đặc trưng trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.

b. Mưa phùn

Mưa phùn thường xảy ra trong các tháng mùa đông. Mưa phùn là loại mưa có cường độ nhỏ, thường kéo dài trong nhiều ngày với thời tiết ẩm ướt, âm u nên có khả năng làm giảm độ thốt hơi nước của cây trồng.

Mưa phùn ở tỉnh Hịa Bình khơng nhiều ở các khu vực khác vùng Bắc Bộ. Nơi mưa phùn nhiều nhất ở Hịa Bình, trung bình một năm chỉ có 20 – 30 ngày. Trong khi đó ở Hà Nội, Lạng Sơn đều trên 40 ngày. Nơi có mưa phùn ít ở tỉnh Hịa Bình chỉ có số ngày là 5 – 10 ngày, kém xa các nơi khác.

Các tháng cuối mùa đông, mưa phùn tập trung với cường độ lớn. Tháng tập trung lớn nhất là tháng 3 (trừ Mai Châu và Chi Nê), hầu hết các nơi trung đều trên 5 ngày. Ở Mai Châu và Chi Nê tháng có mưa phùn nhiều nhất là tháng 1, tuy nhiên số ngày có mưa phùn khơng nhiều, chỉ 2.2 ngày.

Ở Hịa Bình, các đợt mưa phùn trong tháng đầu và cuối mùa đông (12, 4, 5) thường chỉ kéo dài 1 – 3 ngày, cịn trong các tháng 2, 3 thì kéo dài hơn, có khi lên tới 8 – 10 ngày trong tháng .

c. Sương mù

Ở Hịa Bình, sương mù xuất hiện khá nhiều, có ở hầu hết các tháng trong năm. Nơi có sương mù nhiều nhất ở đây là Lạc Sơn và Đà Bắc. Trung bình

hàng năm ở đây có 36 ngày có sương mù. Sương mù tập trung nhiều trong các tháng đầu và giữa mùa đông, khoảng thời gian từ tháng 10 – 1.

Ở vùng núi, tần suất của sương mù tăng lên do ảnh hưởng của bức xạ mặt đất (Mai Châu). Trong những thung lũng khuất, sương mù có khả năng xảy ra tới 10 – 15 ngày vào các tháng mùa đông và 2 - 3 ngày trong các tháng mùa hạ.

Nhìn chung, ở tỉnh Hịa Bình sương mù xuất hiện hầu hết ở các nơi với tần suất khá lớn. Tuy nhiên, ở mỡi nơi tần suất xuất hiện có sự khác nhau do nhiều ngun nhân địa lí như: địa hình, độ cao,.. Nhưng các nơi đều có sương mù ban ngày nhiều hơn đêm, nhiều nhất vào buổi sáng và tập trung nhiều vào các tháng đầu và giữa mùa đông.

d. Sương muối

Ở Hịa Bình, nói chung sương muối khơng phải hiện tượng xảy ra thường xuyên trong mùa đông.

Sương muối xuất hiện vào tháng 11, 1 là những tháng lạnh nhất trong năm. Ở những vùng núi cao, sương muối có khả năng xuất hiện nhiều hơn như ở Mai Châu, Đà Bắc; Trung bình một năm có khoảng 1 – 3 ngày, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nơng nghiệp trong vụ Đơng Xn. Cịn ở các nơi khác số ngày sương muối xuất hiện ít hơn khoảng 0,4 – 1 ngày trong một năm.

e. Dông

Số ngày dông trong một năm ở tỉnh Hịa Bình khá nhiều. Ở những nơi có dơng nhiều như Mai Châu, Lạc Sơn trung bình một năm có 75 – 85 ngày, nhưng vẫn ít hơn so với đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc.

Dơng ở tỉnh Hịa Bình chủ yếu là dơng nhiệt xảy ra trong mùa hạ, thời kì có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lớp khơng khí gần mặt đất kém ổn định trong mùa này trung bình mỡi tháng có khoảng 7 – 15 ngày dơng. Tập trung lớn trong các tháng 6, 7, 8 và lớn nhất vào tháng 7, có tới 12 – 15 ngày dơng. Vào 3 tháng này năm nào cũng có dơng, nơi có ít dơng cũng đạt trị số dơng khá cao. Điểm cần chú ý của dông thường là gây ra sét đánh xuống mặt đất. Sét có thể chết người, cháy nhà và làm gián đoạn, hao sụt sự truyền điện năng trên các đường

dây. Vì vậy, ở tỉnh Hịa Bình nói riêng hay tồn miền Bắc nói chung cần phải có sự quan tâm đúng mức đối với vấn đề chống sét trong mùa đông.

f. Mưa đá

Ở Hịa Bình, mưa đá là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên xuất hiện không nhiều. Nhưng nhiều hơn các vùng đồng bằng. Mưa đá không phải là hiện tượng xảy ra liên tục hàng năm, mà ở vùng núi thấp, xác suất mưa đá khoảng 2 - 3 năm/lần, ở vùng núi cao có khả năng xảy ra nhiều hơn. Qua nhiều năm thống kê mưa đá ở các nơi trong tỉnh có sự khác nhau trong tần suất xảy ra. Trong trường hợp đặc biệt, mưa đá có thể xảy ra tới phạm vi hàng trăm km², gây ra thiệt hại về lúa, hoa màu và các tài sản khác,...

g. Bão

Hịa Bình là một tỉnh miền núi cách xa biển, nơi gần nhất trên 60km, nơi xa nhất 180km. Nên ảnh hưởng của bão đến tỉnh Hịa Bình chỉ là tác động gián tiếp. Hàng năm bị ảnh hưởng trung bình khoảng 3 – 4 đợt bão thường tập trung vào tháng 7, 8, 9 trong năm.

h. Gió nóng

Tỉnh Hịa Bình có số ngày khơ nóng trung bình năm lớn hơn ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng lại thấp hơn ở các địa điểm khác vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La). Đây là một trong những điểm nổi bật trong tính chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi cao của vị trí tỉnh Hịa Bình.

Mỡi địa điểm ở tỉnh Hịa Bình lại có sự ảnh hưởng khác nhau bởi gió Tây khơ nóng trung bình nhiều năm lớn nhất tỉnh 25 ngày, bởi Mai Châu là huyện có địa hình khá cao, độ cao trung bình 500m, lại giáp với Sơn La, Thanh Hóa – khu vực bị ảnh hưởng lớn bởi gió phơn. Nhìn chung hầu hết các nơi ở trong tỉnh đều bị ảnh hưởng bởi thời tiết khơ nóng nhưng ít nhiều khác nhau.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)