Tính mùa của du lịch

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 68 - 72)

Bảng 2.1 : Phân bố dân cư theo huyện ở Hịa Bình năm 2018

2.6. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên trong phát triển du lịch tỉnh Hịa Bình

2.6.3. Tính mùa của du lịch

Tính mùa vụ của du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu. Tác động của khí hậu đối với sức khỏe con người và việc triển khai các hoạt động du lịch diễn ra theo chiều hướng và mức độ khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong năm mà trước hết là về số lượng khách, thời gian lưu lại, kéo theo những thay đổi về công suất sử dụng giường, buồng, doanh thu,… tạo ra mùa vụ trong năm của du lịch.

- Mùa đông: là mùa du lịch trên núi đối với một số nước miền ôn đới. Sự

kéo dài của mùa đông ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch thể thao mùa đơng và các loại hình du lịch mùa đơng khác. Tỉnh Hịa Bình có một mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch trong mùa đông như du lịch núi đặc biệt là du lịch tham quan các hang động karst. Ngồi ra cịn có thể phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh tại các khu suối khống nóng tại Kim Bơi.

- Mùa hè: là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại

hình du lịch như du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch học tập, nghiên cứu, đặc biệt là du lịch trên núi, các loại hình du lịch ngoài trời rất phong phú và đa dạng. Mùa hè phát triển đầy đủ các loại hình du lịch từ du lịch tham quan, nghỉ dưỡng đến du lịch tìm hiểu, học tập, nghiên cứu. Ở tỉnh Hịa Bình, đây cũng là mùa thu hút đông khách du lịch, nhưng xu hướng khách tham quan với loại hình du lịch sinh thái kết hợp du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa phát triển hơn.

- Mùa du lịch cả năm: thích hợp với du lịch trên núi cả mùa đơng, mùa

hè, nước khống chữa bệnh. Tuy nhiên, trong thực tế hiếm khi có sự phân bố đều các dịng khách du lịch theo mùa vì nó chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nguyên nhân (tự nhiên, kinh tế - xã hội, kỹ thuật...). Tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch trong cả năm. Mùa hè, nhiệt độ của tỉnh không quá cao chỉ ở mức khoảng 30°C cịn mùa đơng do ít phải chịu ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc nên ở đây nhiệt độ ấm hơn do vậy nó ít gây ảnh hưởng tới sự phát triển của các loại hình du lịch tại nơi đây. Do vậy, ở tỉnh Hịa Bình cần dựa vào đặc điểm này để khai thác mở rộng các loại hình du lịch này hơn nữa.

Tuy nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm nhưng cũng như các tỉnh khác của miền Bắc, Hịa Bình có một mùa đơng lạnh bên cạnh mùa hè nóng, ẩm. Ở đây có bốn mùa nhưng chủ yếu có hai mùa khác nhau rõ rệt. Hoạt động du lịch của từng địa điểm ở Hịa Bình diễn ra sơi động cả mùa xn và mùa đơng. Vì thế mùa xuân và mùa đông là mùa du lịch. Đến đây vào hai mùa các hoạt động du lịch rất nhộn nhịp, khách du lịch tập trung đông. Như vậy, sự phân mùa của khí hậu đã quy định tính mùa vụ của du lịch. Từ đó, các cơ sở hoạt động phải vận dụng để phát huy thế mạnh của từng mùa, phát triển các loại hình phù hợp.

Căn cứ vào đặc điểm khí hậu tỉnh Hịa Bình, sự thích nghi của con người

với các chỉ số khí hậu và các loại hình du lịch có thể phát triển của tỉnh Hịa Bình như đã phân tích ở phần trên, tác giả bước đầu đưa ra mức độ thuận lợi của khí hậu đối với hoạt động du lịch theo từng tháng như sau:

Mức độ thuận lợi của khí hậu đối với hoạt động du lịch tỉnh Hịa Bình

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Mức độ

Có thể thấy điều kiện khí hậu của tỉnh Hịa Bình có ảnh hưởng rất lớn đến tính mùa vụ của du lịch. Không phải thời gian nào du lịch cũng phát triển được. Nhìn chung điều kiện khí hậu tỉnh Hịa Bình khá thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Các tháng 3, 4, 5 và các tháng 9, 10, 11, 12 là khoảng thời gian thuận lợi cho phát triển du lịch. Đây là quãng thời gian thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Từ tháng 2 đến tháng 4 tỉnh có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình mùa hè như: vui chơi giải trí, tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao,… Nguyên nhân chủ yếu là do mùa xuân có thời tiết dễ chịu khơng q nóng bức như mùa hè cũng khơng q lạnh như mùa đông hơn nữa đây là thời điểm các loài hoa đua nhau khoe sắc vì vậy du khách đến đây sẽ được sống trong thế giới hoa tươi thơm mát và vẻ đẹp lãng mạn với các loài hoa như hoa đào, hoa mận (Mai Châu). Các tháng mùa đơng thích hợp cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch mùa đơng như tham quan, học tập nghiên cứu, du lịch thể thao,…

Tuy nhiên, từ tháng I – III là thời gian có gió bụi trong mùa khơ đặc biệt là vào tháng I khí hậu của tỉnh mang tính chuyển mùa rõ rệt, khí hậu bị thay đổi mạnh nên lúc này khơng thích hợp cho sự phát triển của ngành du lịch. Thời điểm này là thời gian xuất hiện các đợt gió nóng như gió Than Un, gió Ơ Quy Hồ. Vào lúc này khí hậu trở nên khơ nóng. Đây là khoảng thời gian gây ra rất nhiều khó khăn cho sự phát triển du lịch. Từ tháng VI – VIII là thời gian thường xảy ra lũ lụt, lũ quét. Đặc biệt hiện nay rừng đầu nguồn bị khai thác một cách bừa bãi, khơng hợp lý do vậy diện tích đất trống đồi trọc tăng nhanh. Khi vào mùa mưa thì lượng nước mưa đổ dồn về làm cho tỉnh xảy ra các trận lũ quét, lũ ống gây thiệt hại lớn về người và của cải. Do vậy trong thời gian này mọi hoạt động của ngành du lịch gần như bị ngưng hoạt động để đảm bảo sự an toàn cho du khách cũng như các nhà quản lý.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2: Một số nội dung chính tác giả đã đề cập đến như sau: Thứ nhất, khái quát điều kiện tự nhiên tác động đến phát triển du lịch của tỉnh Hịa Bình. Từ đó đánh giá được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên trong phát triển du lịch của tỉnh Hịa Bình. Điều kiện tự nhiên tạo nên các loại tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Các loại hình du lịch chủ yếu như du lịch tham quan, du lịch giải trí, nghỉ dưỡng và chữa bệnh, du lịch học tập, nghiên cứu, du lịch sinh thái, du lịch núi, du lịch mạo hiểm. Trong các điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới du lịch. Điều kiện khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến tính mùa vụ của du lịch.

Thứ hai, từ những tiềm năng sẵn có như vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật phong phú,… Tỉnh Hịa Bình đã tận dụng một cách triệt để giúp ngành du lịch có một bước tiến mạnh mẽ.

Thứ ba, xây dựng được các bản đồ đánh giá chung thể hiện sự phân hóa khơng gian cho phát triển du lịch, để xây dựng được các kế hoạch phát triển các loại hình du lịch trọng điểm. Kết quả nghiên cứu này có thể coi là phù hợp với thực tế lãnh thổ và có thể tin cậy được. Ngồi ra, cịn xem xét đánh giá các điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch.

Đây là cơ sở là tiền đề quan trọng để tác giả đưa ra những giải pháp nhằm phát triển tốt hơn du lịch ở tỉnh Hịa Bình tại chương 3.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)