Đặc điểm địa hình của tỉnh Hịa Bình

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 37 - 42)

Bảng 2.1 : Phân bố dân cư theo huyện ở Hịa Bình năm 2018

2.2. Đặc điểm địa hình của tỉnh Hịa Bình

2.2.1. Các nhân tố hình thành địa hình tỉnh Hịa Bình

2.2.1.1. Các nhân tố nội sinh a. Vận động kiến tạo

Những vận động kiến tạo đóng vai trị hết sức quan trọng trong sự hình thành và phát triển địa hình của khu vực nói chung và của tỉnh Hịa Bình nói riêng.

Hịa Bình là tỉnh nằm trải dài và rộng trên nhiều đới cấu trúc – kiến tạo phức tạp. Lãnh thổ tỉnh Hịa Bình là phần đơng nam của cấu trúc Paleozoi tây bắc Bắc Bộ, với sự tham gia của các đới tướng cấu trúc khác nhau. Phần tây bắc của tỉnh thuộc đới Phan Si Păng, đới này phân cách với đới Ninh Bình bởi đứt gãy sâu có hình cánh cung kéo dài từ Suối Rút qua thành phố Hịa Bình, rồi theo sơng Đà lên phía đơng bắc. Phần tây nam thuộc đới Sơn La, là đới trũng được cấu thành từ hai tầng kiến trúc Inđôxini và Crêta sau tạo núi. Phần còn lại thuộc đới cấu trúc Ninh Bình, đặc trưng của đới này là cấu trúc sụt lún và phân cách với đới Sơn La bởi đứt gãy kéo dài từ Yên Thủy đến Yên Châu.

b. Kiến trúc địa chất

Trên địa bàn tỉnh Hịa Bình hình thành một hệ thống đứt gãy khá phức tạp mà trong đó đứt gãy chính là đứt gãy theo hướng tây bắc – đơng nam, ngồi ra cịn có các đứt gãy theo hướng đông bắc – tây nam, hướng tây – đông, hướng bắc – nam, cho nên địa hình của tỉnh đã bị chia cắt một cách sâu sắc. Các đứt gãy này tạo điều kiện cho việc hình thành thung lũng các con sơng như sơng Đà, sông Bôi, sông Bưởi cùng các con sông nhỏ và những con suối lớn nhỏ khác. Các đứt gãy cùng với những vận động nâng lên ở khu vực này, hạ xuống hay sụt lún ở khu vực kia trong các thời kỳ đã tạo nên sự đa dạng và phức tạp của địa hình.

c. Cấu trúc nham thạch

Nham thạch có vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển các dạng địa hình. Đá vơi chiếm một tỉ lệ khá lớn so với diện tích tự nhiên của tồn tỉnh Hịa Bình. Núi đá vơi phân bố rộng khắp trên địa bàn của tỉnh, tập trung nhiều ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Cao Phong. Quá trình cacxtơ hóa diễn ra trong điều kiện khí hậu rất thuận lợi của tỉnh Hịa Bình đã

tạo nên nhiều dạng địa hình cacxtơ mà phổ biến nhất là địa hình đá tai mèo và các hang động với nhiều thành tạo thạch nhũ độc đáo.

Các đá trầm tích phiến sét, sa thạch tuổi Cổ sinh và Trung sinh ở Hịa Bình chiếm diện tích khơng đáng kể. Chúng tạo nên các dạng đồi và núi thấp với sườn thoải và đỉnh trịn dạng vịm, độ cao khơng lớn (thường dưới 350 m). Các đồi và núi thấp cấu tạo bằng nhiều loại đá trên các cấu trúc khác nhau và bị phủ một lớp phong hóa có bề dày khơng đồng nhất tùy theo cấu trúc nham thạch và lớp phủ thực vật trên mặt.

2.2.1.2. Nhóm các nhân tố ngoại sinh a. Khí hậu

Tỉnh Hịa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm ướt với nhiệt độ trung bình năm cao (23,4°C), lượng mưa lớn (1.800 – 2.000 mm), độ ẩm cao (85%). Điều kiện khí hậu đó khiến cho các q trình phong hóa vật lý và hóa học diễn ra mạnh mẽ, tạo tiền đề cho sự xói mịn, rửa trơi của nước chảy theo dịng tạm thời (mương xói, khe rãnh) và nước chảy thường xuyên (sông, suối) bào mịn và cuốn trơi đất đá, cắt xẻ địa hình.

Trong vùng núi đá vơi phía tây của tỉnh, do tác động của khí hậu đến địa hình thơng qua q trình cacxtơ hóa đã tạo nên nhiều dạng địa hình độc đáo như địa hình đá tai mèo với các sống đá nhọn và các khe rãnh sâu rất phổ biến trên bề mặt các núi đá vôi.

b. Hoạt động của con người

Những hoạt động của con người cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của địa hình. Việc xây dựng đập thủy điện Hịa Bình là một thí dụ điển hình: hàng triệu mét khối đất đá đã được đào bới và vận chuyển từ nơi này tới nơi khác để phục vụ việc đắp đập; hàng vạn tấn xi măng, sắt, thép được sử dụng để xây đập và các cơng trình; khi cơng trình thủy điện hồn thành, hàng nghìn hecta đất và rừng bị ngập trong nước, chế độ thủy văn của sông Đà đã thay đổi hoàn toàn và kéo theo hàng loạt những thay đổi về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội cả ở khu vực đập và những khu vực trên, dưới

đập. Với các hoạt động khai khống khác, con người đã làm xáo trộn địa hình, tạo tiền đề cho hiện tượng xâm thực của nước chảy, dẫn tới thay đổi địa hình khơng nhỏ. Hoạt động tàn phá rừng tại các vùng đồi núi để lấy gỗ làm vật liệu xây dựng, củi đốt và lấy đất canh tác tạo nên các đồi núi trọc với mạng lưới khe, rãnh, mương xói chằng chịt, khiến đất đai bị rửa trôi mạnh mẽ làm trơ sỏi đá dẫn tới nguy cơ khơng cịn canh tác được nữa. Như vậy, ngoài sự phá hủy của tự nhiên thì “thủ phạm” nguy hiểm lại chính là con người.

Nói tóm lại, sự hình thành và phát triển địa hình là kết quả phối hợp của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh. Chúng đã tạo nên diện mạo hiện đại của địa hình tỉnh Hịa Bình.

2.2.2. Các kiểu địa hình tỉnh Hịa Bình

Hịa Bình là một tỉnh miền núi tiếp giáp với đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình rất phức tạp. Nhìn chung, địa hình thấp dần từ tây bắc đến đơng nam. Về kiểu địa hình được chia thành ba vùng rõ rệt: Địa hình vùng núi trung bình, địa hình vùng núi thấp, địa hình đồi gị xen kẽ các cánh đồng. Trong ba vùng lớn địa hình lại được chia thành các khu vực nhỏ:

2.2.2.1. Khu vực núi của huyện Đà Bắc

Gồm khu đất thuộc huyện Đà Bắc, nằm bên tả ngạn sông Đà. Vùng này thuộc phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn. Đây là tiểu khu rộng lớn và cao nhất tỉnh. Độ cao trung bình của tiểu vùng là 500 – 900m, song có nhiều đỉnh cao trên 1.000m như Phu Canh 1.373 m, Phu Ruộng 1.100m, Phu Yúc 1.373m. Đặc điểm nổi bật của địa hình tiểu vùng là núi cao, độ dốc lớn, ở hầu hết mọi nơi độ dốc của các sườn núi đều trên 30°; có nơi dốc trên 40°. Trong vùng có nhiều khe, suối, hầu hết các suối đều chảy về phía sơng Đà. Đèo cao, suối sâu là đặc điểm cảnh quan của vùng. Đây là vùng đá cổ, gồm các loại đá biến chất phiến thạch mica, poophia thạch anh, đồng thời đá trầm tích bị phân cắt bởi nhiều khối macma.

Phía nam của vùng đồi núi hạ thấp độ cao, hướng núi vẫn là hướng tây bắc – đông nam. Đây là một vùng thấp do nếp gãy sông Đà, là thung lũng nằm

giữa vùng cao. Độ cao thấp nhất chỉ đạt khoảng 25m. Trong vùng có ít bãi phù sa sơng Đà, cịn lại đều là đất đồi núi có độ dốc lớn trên 30°. Bên hữu ngạn sơng Đà có nhiều vách đá vôi dựng đứng.

2.2.2.2. Khu vực núi trung tâm và phía bắc huyện Kỳ Sơn

Là một vùng đồi núi lớn ở giữa tỉnh, bao gồm nhiều dãy núi khá cao chạy dài theo hướng tây bắc – đơng nam. Độ cao trung bình của địa hình khu vực này khoảng 500 – 600m, có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m như núi Đồi Thơi 1.100m, núi Cốt Ca 1.071m, núi Viên Nam 1.034m… Nói chung địa hình thấp dần từ tây bắc đến đông nam.

2.2.2.3. Khu vực núi đá vơi phía Tây và Tây Nam

Là một phần của cao nguyên Mộc Châu, gồm các xã Hang Kia, Pà Cò, Bao La, một phần của các xã phía đơng Mai Châu và vùng cao của Tân Lạc, Lạc Sơn. Vệt núi đá này khá cao, chạy theo hướng tây bắc – đông nam. Khối núi đá vơi đồ sộ Hang Kia ở phía tây của huyện Mai Châu cao tới 1.044m, là khu vực rừng được Nhà nước quản lí. Dãy núi đá vơi Pà Cị ở phía tây bắc huyện Mai Châu có độ cao cao tới 1.343m. Dải núi uốn nếp thấp có độ cao 500 – 600m chạy theo hướng tây bắc – đông nam từ Nam Sơn, Ngồ Luông (Tân Lạc) đến Ngọc Sơn, Tự Do (Lạc Sơn). Quá trình cacxtơ ở đây phát triển và là vùng cacxtơ điển hình của Hịa Bình.

2.2.2.4. Khu vực đồi – đồng bằng – thung lũng

Tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, độ cao từ 200 – 500m, thường có dạng đồi bát úp ngăn cách bởi các thung lũng. Địa hình đồng bằng của Hịa Bình có diện tích rất hạn chế, chủ yếu là các đồng bằng – thung lũng ở độ cao 40 – 100m. Dọc theo thung lũng sơng Bơi và sơng Bưởi có các dải đồng bằng hẹp với các thềm sông và bãi bồi cao. Đặc biệt các đồng bằng thung lũng cacxtơ, các lòng chảo cacxtơ ở những khu vực núi đá vôi của các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy và Lạc Thủy là những địa bàn sản xuất nông nghiệp quan trọng của tỉnh.

Tóm lại, địa hình tỉnh Hịa Bình chủ yếu là núi và cao nguyên, thấp dần từ tây sang đơng. Chính sự phân hóa địa hình của Hịa Bình sẽ dẫn đến sự phân hóa về điều kiện tự nhiên của tỉnh. Từ đó sẽ dẫn đến sự phân bố về mặt không gian của hoạt động du lịch ở Hịa Bình.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)