Tăng cường công tác quản lý của các ngành, các cấp đối với hoạt động du lịch và có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi có điểm du lịch.
Phát huy vai trị của cộng đồng địa phương trong việc xây dựng, triển trai, giám sát việc thực hiện các dự án phát triển du lịch trên địa bàn.
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch và đặc biệt là phải nâng cao mức sống của cộng đồng nhờ hoạt động du lịch, để cho người dân hiểu được rằng nguồn thu nhập chủ yếu của họ là từ du lịch và họ có thể thốt nghèo bằng tham gia hoạt động du lịch. Từ đó họ sẽ yên tâm và chuyên tâm hơn cũng như có trách nhiệm hơn khi tham gia vào làm du lịch.
Cải cách bộ máy hành chính nhà nước về du lịch từ trên xuống dưới để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Đảm bảo quyền lợi của khách khi tham gia du lịch bằng các biện pháp như: quản lý tốt an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên các hoạt động du lịch trên địa bàn nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật cũng như các biểu hiện tiêu cực tác động xấu đến văn hóa cộng đồng… Một khi quyền lợi của khách du lịch được đảm bảo sẽ tạo được sự hài lòng và ấn tượng tốt đẹp từ phía du khách, họ sẽ có thể quay trở lại vào lần sau hoặc giới thiệu cho bạn bè, người thân từ đó cũng giúp cho việc quảng bá du lịch của địa phương.
Trước những thách thức phát triển du lịch hiện nay đòi hỏi tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá, cũng như đầu tư phát triển du lịch, để những yếu tố du lịch nói trên và tài ngun du lịch khơng chỉ dừng ở mức độ tiềm năng, mà cịn góp phần thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với tỉnh nhằm thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển cùng với xu thế chung của cả nước.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của chương 2, chương 3 tác giả đã giải quyết được một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, trình bày chi tiết và rõ ràng các quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch một cách hoàn thiện dựa trên điều kiện tự nhiên tại tỉnh Hịa Bình. Đây chính là cơ sở để căn cứ vào đó đề ra những giải pháp phát triển du lịch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Thứ hai, đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển du lịch tỉnh Hịa Bình như: giải pháp hợp tác, vốn đầu tư; giải pháp về cơ sở, vật chất, đội ngũ lao động phục vụ du lịch; giải pháp tuyên truyền và quảng bá du lịch; giải pháp về bảo tồn, tơn tạo giá trị văn hóa lịch sử cách mạng và phát triển lễ hội truyền thống; giải pháp về quản lý, tổ chức hoạt động du lịch. Các giải pháp phát triển du lịch này cần phải được tiến hành một cách đồng bộ, cụ thể thì mới có thể đem lại một kết quả tốt nhất. Hi vọng trong tương lai du lịch Hịa Bình sẽ ngày một phát triển và ngày càng được nhiều du khách đến tham quan