Giải pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ lao động phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 77 - 78)

Bảng 2.1 : Phân bố dân cư theo huyện ở Hịa Bình năm 2018

3.2. Giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình dựa trên sự thuận lợ

3.2.2. Giải pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ lao động phục vụ du lịch

3.2.2.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đời sống xã hội đều được cải thiện và nâng cao, kéo theo nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi chất lượng và tiện nghi hơn. Cùng với sự phát triển của ngành kinh tế khác, du lịch đang phát triển rất mạnh ở nước ta đặc biệt là ở các trung tâm du lịch.

Hồ Bình có tiềm năng về phát triển du lịch. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư từng bước đổi mới song, nhìn chung các cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cơ sở phục vụ cho ngành du lịch còn yếu kém. Như vậy, cần đòi hỏi những giải pháp cụ thể sau:

Cần đầu tư để nâng cấp hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường đến các điểm du lịch. Phần lớn các tuyến đường đến các điểm du lịch đều xuống cấp nghiêm trọng, nhất là các tuyến đường đến các bản làng. Có thể kêu gọi đầu tư, huy động vốn từ trong dân để xây dựng mở rộng các tuyến đường. Đầu tư nâng cấp các hệ thống nhà hàng khách sạn, các cơ sở vui chơi, giải trí để thu hút lượng lớn khách du lịch ở Hịa Bình nhiều hơn.

3.2.2.2. Về cơng tác đào tạo đội ngũ lao động phục vụ du lịch

Con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Vì vậy cần phải có những giải pháp đồng bộ để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Trong đó những chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải thơng qua các chương trình đào tạo bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Dành nguồn tài chính thoả đáng để đào tạo nguồn nhân viên, từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp năng động và sáng tạo có đủ năng lực để điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường.

Triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên. Từng bước đào tạo đội ngũ nhân viên tinh thông về nghiệp vụ để phục vụ ngày càng tốt hơn. Đặc biệt là trang bị những kiến thức ban đầu cho họ nhất là đối với các hướng dẫn viên.

Bên cạnh đó là việc xã hội hố cơng tác giáo dục, nâng cao nhận thức về Du lịch cho nhân dân địa phương và khách du lịch, hỗ trợ giáo dục cho những người dân tộc trực tiếp tham gia các hoạt động du lịch. Đặc biệt ở Hồ Bình nên chú trọng việc đào tạo hướng dẫn viên là người dân tộc Mường, Thái, Mông. Bởi đây không chỉ là biện pháp quan trọng nhằm thu hút và tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc tham gia vào hoạt động du lịch ngày một nhiều hơn và có hiệu quả hơn mà nó cịn là nhân tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Có đến 90% khách du lịch quốc tế và 60% khách du lịch nội địa thích hướng dẫn viên là người dân tộc. Nếu điều này được thực hiện giúp người dân có thu nhập kinh tế có việc làm, nâng cao hiệu quả du lịch.

Việc làm này thu hút một số trẻ em lang thang tiếp xúc với khách du lịch quốc tế có một vốn ngoại ngữ nhất định, giúp các em có mơi trường học tập tốt hơn và mở lớp đào tạo hướng dẫn viên du lịch cho người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, để thực hiện việc này cần có kinh phí thời gian lớn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)