Đặc điểm sinh vật của tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 54 - 56)

Bảng 2.1 : Phân bố dân cư theo huyện ở Hòa Bình năm 2018

2.5. Đặc điểm sinh vật của tỉnh Hòa Bình

2.5.1. Thực vật

Các quần xã cây thủy sinh ở đầm, ao, hồ tập trung ở ba khu vực chính: khu vực thứ nhất nằm giữa các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong và Tân Lạc – vùng quanh hồ sông Đà; khu vực thứ hai nằm ở phía đông tỉnh gần địa giới huyện Lương Sơn, Kim Bôi và Lạc Thủy với tỉnh Hà Tây và khu vực thứ ba nằm giữa huyện Lạc Sơn.

Các quần xã cỏ: bao gồm quần xã cỏ thấp trên bãi chăn thả thường xuyên; quần xã cỏ thấp thứ sinh, quần xã cỏ thấp, tổ hợp khảm cỏ cao hay trung bình, rẫy, tổ hợp khảm các quần xã cỏ cao hay trung bình, tái sinh, tổ hợp khảm các quần xã cỏ thứ sinh cao hay trung bình, các quần xã cỏ thứ sinh xen cây bụi cao hay trung bình, các quần xã cỏ thứ sinh xen cây bụi cao hay trung bình, một số nơi được khai phá trồng chè (nông trường Cửu Long, nông trường 2-9), trồng cam (nông trường Cao Phong, nông trường sông Bôi)…

Trảng cây bụi thứ sinh rậm, cao trung bình, cây thường xanh, lá rộng, có thành phần loài phức tạp, trên đất dày đủ ẩm hoặc trảng cây bụi thứ sinh.

Rừng rậm thường xanh, cây lá rộng, ở vùng đất thấp thứ sinh ưu thế, lim, trám trắng, trường mật. Loại rừng này diện tích không nhiều, nằm rải rác trong tỉnh.

Rừng thứ sinh tre nứa (tre, luồng) hoặc tre nứa hỗn giao cây lá rộng. Rừng tre nứa này tập trung nhiều ở huyện Mai Châu, Cao Phong và Lạc Sơn. Rừng thưa, non, tre nứa thường ở độ cao 300 – 500 m. Loại rừng này đã bị khai phá mạnh mẽ.

Rừng nguyên sinh với ưu thế đại diện các cây họ dẻ, ngọc lan, long não, chè… Loại rừng này chủ yếu ở huyện Đà Bắc, ngoài ra còn có một khu vực ở giữa ba huyện Cao Phong, Lạc Sơn và Kim Bôi.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi, rừng tự nhiên chủ yếu là rừng núi đá, rừng gỗ phục hồi cũng lớn, rồi đến rừng nghèo. Rừng gỗ giàu và trung bình còn

ít diện tích, có các loại cây đặc sản như trầm, lát, quế,… Thực vật rừng rất phong phú, có nhiều cây gỗ có giá trị như lim, táu, sến, chò chỉ, nghiến, lát hoa, đinh, trám trắng, trám đen, dẻ,… và nhiều loài tre, nứa, vầu… Theo kết quả điều tra bước đầu, đã phát hiện tới 400 loài cây thuốc như: quế, sa nhân, hoài sơn, thổ phục linh, sâm đại hành, hà thủ ô, ngũ gia bì, mã tiền… Ngoài ra, rừng ở Hòa Bình còn có nhiều măng, mộc nhĩ, nấm hương, cánh kiến, mây, song…, nhưng do địa hình, khí hậu, đất đai cũng như hoạt động của con người ở từng vùng khác nhau nên rừng ở từng vùng cũng rất khác nhau; có nơi chỉ gồm một kiểu rừng, có nơi nhiều kiểu rừng xen kẽ nhau.

2.5.2. Động vật

Theo cuốn Động vật kinh tế tỉnh Hòa Bình do tác giả Đặng Huy Huỳnh chủ biên, Ban khoa học – kỹ thuật tỉnh Hòa Bình xuất bản năm 1975 thì ở Hòa Bình đã thống kê được:

- 74 loài thú thuộc 26 họ trong 7 bộ: bộ ăn sâu bọ (chuột hốc, chuột đồi), bộ tê tê (tê tê), bộ dơi (dơi), bộ gặm nhấm (sóc, nhím, dúi, chuột), bộ ăn thịt (gấu, cầy, chó rừng, chồn, hổ, báo), bộ móng chẵn (sơn dương, lợn rừng, hoẵng), bộ khỉ (khỉ, vẹt, vượn).

- 191 loài chim thuộc 47 họ trong 17 bộ: bộ chim lặn (le hôi), bộ bồ nông (chim cốc đế), bộ cò (cò, vạc), bộ ngỗng (vịt trời, mòng két), bộ cắt (chim cắt), bộ gà (đa đa, gà rừng), bộ sếu (cuốc, gà đồng), bộ rẽ (chim rẽ, te te), bộ bồ câu (cu ngói, cu gáy), bộ vẹt (vẹt), bộ cu cu (tu hú, bìm bịp), bộ cú (cú mèo, chim lợn), bộ cú muỗi (cú muỗi), bộ cú ru cu (chim ngủ ngày), bộ sả (chim bói cá, chim đầu rìu), bộ gõ kiến (chim gõ kiến, cu rốc), bộ sẻ (chim sẻ, chim nhạn, chìa vôi, quạ, chích chòe, khướu, họa mi, chim sâu, chèo bẻo).

- 39 loài bò sát thuộc 13 họ trong 2 bộ: bộ phụ thằn lằn (thằn lằn, rồng đất, tắc kè, kỳ đà), bộ phụ rắn (rắn giun, rắn nước, rắn hổ mang, cạp nia).

- 30 loài ếch, nhái thuộc 13 họ trong 1 bộ: bộ không đuôi (cóc, ếch, nhái). Qua điều tra, hiện nay nhiều loài động vật tự nhiên ở Hòa Bình đã bị diệt chủng, không thấy xuất hiện ở các khu rừng tự nhiên cũng như ở khu bảo tồn

thiên nhiên. Các loài còn tồn tại thì số lượng không nhiều do rừng bị thu hẹp và con người săn bắt nhiều.

Đây không chỉ là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn mà còn là nơi lưu giữ tốt nhất nguồn gen động, thực vật bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục. Tạo những điều kiện để phát triển đa dạng nhiều loại hình du lịch như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch khám phá và du lịch cộng đồng v.v vừa có thể hình thành sản phẩm du lịch chất lượng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)