Tạo nên các loại tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 56 - 66)

Bảng 2.1 : Phân bố dân cư theo huyện ở Hịa Bình năm 2018

2.6. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên trong phát triển du lịch tỉnh Hịa Bình

2.6.1. Tạo nên các loại tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng

2.6.1.1. Địa hình

Địa hình tỉnh Hịa Bình khá đa dạng: núi thấp, đồi, thung lũng,... và nghiêng dần về phía Tây Bắc – Đơng Nam. Tỉnh Hịa Bình là tình miền núi, tiếp giáp với đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình rất phức tạp và có sự phân hóa rõ rệt.

Địa hình vùng núi trung bình, phân bố phía Tây Bắc của tỉnh, gồm toàn bộ đất đai huyện Đà Bắc, Mai Châu và một số xã của huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong và Kỳ Sơn. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 600 – 700m. Trong vùng có nhiều đỉnh núi cao, cao nhất là núi Phu Canh (Đà Bắc): 1373m là địa điểm thu hút khách du lịch về đây để tận hưởng khơng khí trong lành, mát mẻ của thiên nhiên.

Địa hình vùng núi thấp phân bố ở vùng giữa tỉnh gồm các vùng đất thấp của huyện Tân Lạc, Kì Sơn, Lạc Sơn và tồn bộ huyện Kim Bơi, Lương Sơn với độ cao trung bình từ 200 – 300m. Tại đây có các hang động karst, suối nước nóng,… là các địa điểm tham quan du lịch, nghỉ ngơi, chữa bệnh.

Dạng địa hình đồi gị xen lẫn cánh đồng phân bố ở khu vực Đông Nam tỉnh bao gồm đất các huyện Yên Thủy, Lạc Thủy và một số xã vùng thấp của Lạc Sơn, Kim Bơi. Độ cao trung bình dao động từ 40 – 100m.

Hai dạng địa hình có ý nghĩa lớn trong phát triển ngành du lịch là hang động karst và dạng địa hình thung lũng.

a. Kiểu địa hình karst

Hang động karst là một dạng địa hình độc đáo, hấp dẫn khách du lịch bởi những hình thù, dáng vẻ khác nhau của những thạch nhũ đá. Đây là dạng địa hình được hình thành trên nền đá vơi trải qua nhiều vận động kiến tạo và quá trình bào mịn mà nó có hình dáng rất bắt mắt du khách. Tỉnh Hịa Bình có rất nhiều hang động karst như động Đá Bạc, động Mãn Nguyện, động Tiên Phi, động Hoa Tiên, hang Mỏ Luông,… là những nơi thu hút rất đông khách du lịch về đây thăm, khám phá và tìm hiểu.

b. Thung lũng

Địa hình tỉnh Hịa Bình chịu nhiều ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng như thung lũng sông Đà. Giữa 2 con sơng: sơng Mã và sơng Đà hình thành một thung lũng có giá trị cao trong phát triển nhiều loại hình du lịch. Đó là thung lũng Mai Châu xinh đẹp thuộc huyện Mai Châu. Với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ và tập tục người Thái, nơi đây đang là nơi thu hút nhiều du khách đặc biệt là khách quốc tế.

Nhìn chung, địa hình tỉnh Hịa Bình chủ yếu là núi, hiểm trở nhưng chính điều đó đã tạo ra những nét đẹp nổi bật và đặc trưng cho tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch: thắng cảnh, sinh thái, thể thao, mạo hiểm và khám phá thiên nhiên.

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì địa hình cũng mang tới cho ngành du lịch rất nhiều khó khăn, trở ngại như: địa hình bị chia cắt nhiều nên việc đi lại và xây dựng các cơng trình du lịch gặp nhiều khó khăn. Giao thông không thuận tiện ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch lãnh thổ. Ngồi ra địa hình đồi núi còn gây trở ngại cho việc phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ phục vụ cho phát triển của ngành du lịch.

2.6.1.2. Tài nguyên khí hậu

Khí hậu là một điều kiện tự nhiên rất quan trọng thường xuyên tác động đến mọi hoạt động của con người. Trong hoạt động du lịch, khí hậu cũng là mối quan tâm hàng đầu của khách du lịch và vì vậy kéo theo sự chú ý của những người nghiên cứu và quản lý du lịch.

Các nhà khoa học đã chứng minh và mọi người cũng dễ dàng nhận thấy điều kiện mơi trường sống thích hợp sẽ cho con người thoải mái về tinh thần, tăng cường được sức khỏe, khả năng và hiệu quả làm việc.

Chế độ nhiệt trong năm cịn có sự biến đổi khá phức tạp giữa các mùa, mùa đông nền nhiệt độ thấp, biên độ ngày của nhiệt độ lớn, mùa hè nền nhiệt khá cao, biên độ ngày của nhiệt độ thấp.

Hình 2.1. Diễn biến chế độ nhiệt độ trung bình năm theo các tháng của một số địa điểm tại Hịa Bình

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TP. Hịa Bình 16,1 14,5 20,6 24,4 27,2 28,2 28,4 27,8 26,7 25,4 20,5 17,5 Kim Bôi 16,7 18 21,1 24,9 26,9 27,5 27,6 27 25,7 23,3 20,2 17,6 Mai Châu 16 17,2 20,1 23,8 26,8 27,9 28 27,4 26,2 23,5 20,2 17,4 Chi Nê 16,3 17,5 20,1 24 27,4 28,8 28,9 28,1 26,9 24,1 20,5 16 0 5 10 15 20 25 30 35

Nhìn vào hình diễn biến chế độ nhiệt độ trung bình năm theo các tháng của một số địa điểm tại Hịa Bình thấy rằng nền nhiệt độ khơng cao và tháng nóng nhất cũng chỉ 28°C. Đây là điều kiện khí hậu rất lý tưởng để tỉnh có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch trong cả năm và trong các mùa đặc trưng. Tuy nhiên, từ tháng I – III có gió bụi vào mùa khô và từ tháng VI – VIII thường xảy ra lũ lụt nên hoạt động du lịch tỉnh bị ngưng trệ ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của ngành du lịch.

Khí hậu địa bàn nghiên cứu được chia làm 5 tiểu vùng:

- Tiểu vùng khí hậu núi cao Mai Châu – Đà Bắc

Mai Châu là một huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hồ Bình, có toạ độ địa lý 20o24’ - 20o45’ vĩ bắc và 104o31’ - 105o16’ kinh đơng; Địa hình Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe, suối và núi cao

Ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, khí hậu của vùng Mai Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao, bức xạ của vùng tương đối thấp, số giờ nóng trong ngày vào mùa hè là 5 - 6 giờ, mùa đông là 3 - 4 giờ. Độ ẩm trung bình năm đạt 82%. Khí hậu Mai Châu một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9, bình qn có 122 ngày mưa/năm, cao nhất là 146 ngày, chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió Lào. Trong mùa mưa có gió Nam ln bổ sung độ ẩm và hơi nước, cường độ gió tương đối mạnh. Mùa khơ kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau với khí hậu khơ hanh, độ ẩm xuống thấp, có ngày có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét. Hướng gió thịnh hành là gió mùa đơng bắc.

Nơi đây có đỉnh núi cao nhất Hồ Bình 1.373m. Với đặc điểm địa hình và khí hậu như trên, tại đây, khách du lịch có thể tham gia các tuyến du lịch đi bộ, du lịch mạo hiểm, nghiên cứu khoa học… chiêm ngưỡng thác Tà Khớp ln tung bọt trắng xố. Bên cạnh đó, tài ngun du lịch nhân văn với những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể độc đáo là tiềm năng du lịch lớn. Đền Thác Bờ

thuộc xã Vầy Nưa đã được du khách muôn phương biết đến là điểm du lịch văn hố tín ngưỡng có truyền thống.

- Tiểu vùng khí hậu núi cao Cao Phong

Huyện Cao Phong ở vào toạ độ địa lý 105o10’ - 105o25’12” vĩ bắc và 20o35’20” - 20o46’34” kinh đơng. Độ cao trung bình của tồn huyện là 399 m. Tuy là một huyện vùng cao nhưng trên địa bàn huyện Cao Phong lại có ít núi cao.

Khí hậu Cao Phong thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều; mùa đơng lạnh và khơ. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 đến 24oC. Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao, dao động từ 1.800 đến 2.200 mm. Nhìn một cách tổng thể, khí hậu Cao Phong thuộc loại mát mẻ, lượng mưa khá và tương đối điều hịa. Điều kiện khí hậu như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển phát triển các ngành kinh tế nói chung, đặc biệt trong phát triển các loại hình du lịch. Với tiềm năng về cảnh quan, tài nguyên khí hậu thuận lợi, huyện Cao Phong đã và đang phát triển du lịch nghiên cứu văn hóa bản địa, du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch sinh thái, du lịch trang trại nông nghiệp, nông thôn, du lịch tâm linh, du lịch nghiên cứu khám phá. Đặc biệt là du lịch miệt vườn cam, quýt…

Cao Phong có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch vì có hai xã nằm trong khu vực lịng hồ sơng Đà, lại có nhiều xóm, bản với các lễ hội đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số, như bản Giang Mỗ (người Dao) ở xã Bình Thanh, có các di tích lịch sử, văn hóa như di tích Anh hùng Cù Chính Lan, căn cứ Cao Phong - Thạch Yên,... Nếu được đầu tư, các địa chỉ văn hoá này đều là các danh lam thắng cảnh có khả năng thu hút khách du lịch.

- Tiểu vùng khí hậu Đơng Đà Bắc – Tp. Tỉnh Hịa Bình – Kỳ Sơn

Huyện Kỳ Sơn có địa hình đồi núi thấp, ít núi cao nhưng độ dốc lớn, từ 30 - 40°, theo hướng thấp dần từ đơng nam đến tây bắc, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200 – 300 m. Kỳ Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đơng lạnh, khơ và ít mưa, mùa hè nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm

khoảng 21,8°C - 24,7°C, nhiệt độ cao nhất là 40°C, nhiệt độ thấp nhất là 20°C, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200 mm. Các ngọn núi cao có khí hậu mát mẻ, mùa hè có thể làm khu điều dưỡng, nghỉ ngơi.

Địa hình Kỳ Sơn núi non trùng điệp, rừng quốc gia đan xen rừng nguyên sinh với các rặng núi đá vôi, sông Đà chảy qua tạo bức tranh sơn thủy hữu tình, là sự hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư du lịch cũng như khách du lịch trong nước và quốc tế. Cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm hấp dẫn du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng. Ngoài ra, huyện Kỳ Sơn cịn nhiều núi đá, hang động, hồ nước, rừng thơng khá hấp dẫn và nhiều danh thắng đẹp có thể phát triển du lịch như hồ Ngọc, hồ Đồng Bãi, hồ Đồng Bến, động Can (xã Độc Lập)...

- Tiểu vùng khí hậu Kim Bơi – Lạc Thủy – Lương Sơn

Về địa hình, ba huyện Kim Bơi – Lạc Thủy – Lương Sơn thuộc vùng trung du – nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nên địa hình rất đa dạng. Địa hình đồi núi thấp có độ cao sàn sàn nhau khoảng 200 - 400m được hình thành bởi đá macma, đá vơi và các trầm tích lục nguyên, có mạng lưới sơng, suối khá dày đặc.

Tiểu vùng khí hậu Kim Bơi – Lạc Thủy – Lương Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đơng lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nền nhiệt trung bình cả năm 22,9 – 23,3°C . Lượng mưa bình quân từ 1.520,7 - 2.255,6 mm/ năm, nhưng phân bố không đều trong năm và ngay cả trong mùa cũng rất thất thường.

Với đặc điểm khí hậu như trên, tiểu vùng này thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Đặc biệt, ớ Kim Bơi có những dịng suối khống lộ thiên với tỉ lệ khoáng cao, rất tốt cho sức khỏe của con người, điều trị được các bệnh xương khớp, loại bỏ mệt mỏi, đau nhức, các bệnh về dạ dày, đường ruột… Hiện nay, đã và đang đưa vào khai thác du lịch rất hiệu quả.

Tiểu vùng khí hậu Tân Lạc – Lạc Sơn – Yên Thủy thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23oC. Ngày nóng nhất trong mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới 36 - 40oC; ngày rét nhất trong mùa đông, nhiệt độ hạ xuống 6 - 10oC. Lượng mưa trung bình năm là 1.950 mm (cao nhất là 2.400 mm, thấp nhất là 1.500 mm). Hàng năm, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8 và 9. Độ ẩm bình quân năm đạt 84%. Vào các tháng 6 và 7, ở đây thường xuất hiện gió Lào thổi khơng thường xun mà theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, mỗi năm khoảng 2 - 3 đợt. Các đợt gió mùa đơng bắc trong mùa đơng làm cho thời tiết rét đậm, có những năm có lốc và mưa đá.

Đây là tiểu vùng có nhiều điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa hấp dẫn du khách. Những nét sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc như hát ru, hát đúm, xéc bùa... của người Mường càng góp phần tạo thêm sức hấp dẫn đối với du khách.

Nhìn tổng thể, khí hậu thuận lợi trong phát triển du lịch, tuy nhiên căn cứ vào đặc điểm khí hậu thì chúng ta nên lựa chọn các hình thức du lịch phù hợp với thời tiết, tránh những ngày có nhiệt độ quá thấp hay những ngày chịu ảnh hưởng của gió Lào.

2.6.1.3. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong sự phát triển của ngành du lịch. Nguồn nước mặt đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch song nhân tố quyết định tới việc thu hút khách du lịch là nguồn nước ngầm (nước khoáng) phong phú.

Tỉnh Hịa Bình có hệ thống sơng suối nhiều, chảy trên các thung lũng hẹp lắm thác ghềnh tạo nên các dạng địa hình chứa nước đẹp, hùng vĩ như các thác nước, các hồ thủy điện nhân tạo,… là nơi thu hút du khách về tham quan, tận hưởng cảm giác mạnh với những dòng thác chảy với tốc độ lớn. Trong đó phải kể đến hồ thủy điện Hịa Bình dựa vào nguồn nước sơng Đà.

Hồ Hịa Bình: trữ lượng nước của hồ Hịa Bình khoảng 9,45 tỷ mét khối.

Đây là nguồn tài nguyên có giá trị rất lớn cho việc sản xuất được khoảng hơn 7 tỷ Kwh điện. Đập nước Hịa Bình có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết lũ vùng hạ lưu. Về mùa kiệt, việc điều tiết nước từ hồ đập Hịa Bình đã nâng đủ mực nước sơng Hồng đảm bảo cho các trạm bơm vận hành được đều đặn phục vụ việc cung cấp nước cho các tỉnh đồng bằng sơng Hồng. Về giao thơng thủy, do có sự điều tiết nước nên các tàu vận tải có trọng tải lớn đi lại được ở hạ du đập và tạo được đường giao thông thủy hơn 200 km từ đập thủy điện Hịa Bình ngược lên các tỉnh Sơn La và Lai Châu. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu thông phân phối cũng như việc giao lưu đi lại của vùng Tây Bắc. Ngoài ra, đập thủy điện Hịa Bình cịn tạo cơ hội rất tốt cho việc khai khác các tiềm năng du lịch, nuôi trồng thủy sản cũng như việc điều hịa khí hậu khu vực. Đặc biệt hồ góp phần làm thay đổi khí hậu, thuận lợi cho mơi sinh, an dưỡng sức khỏe, du lịch nghỉ dưỡng và điều tiết đầu nguồn. Hồ Hịa Bình đang tiềm ẩm một khả năng rất lớn về du lịch: sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, vui chơi giải trí và thể thao.

Ngồi nguồn nước mặt phong phú, tỉnh cịn có hệ thống nước ngầm. Hịa Bình có khu du lịch suối khống nóng tự nhiên thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bơi, được xây dựng từ năm 1975 trên nền đất rộng 73 ha mà dưới là những túi nước khoáng đầy ắp, đủ sức phục vụ cho 1600 – 3000 người/ngày. Suối cách thành phố Hịa Bình 30 km theo hướng ngược Hà Nội, nước khống phun lên ở nhiệt độ 340C – 360C, có hàm lượng Na, Ca khá nhiều. Nguồn nước khống Kim Bơi đủ tiêu chuẩn làm nước uống, để tắm ngâm mình chữa bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp. Nước khống Kim Bơi đã được đóng chai làm nước giải khát, cùng loại với nước khống thạch bích ở Quảng Ngãi và Kum–Dua ở Nga và Paven ở Blgaria. Với diện tích 7 ha, khu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)