Cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 72 - 76)

Bảng 2.1 : Phân bố dân cư theo huyện ở Hòa Bình năm 2018

3.1. Cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các điều kiện tự nhiên

3.1. Cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các điều kiện tự nhiên trong phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình trong phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình

3.1.1. Các quan điểm phát triển du lịch

Xuất phát từ quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển du lịch, từ điều kiện cụ thể: vị trí địa lý, nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn,... ngành du lịch tỉnh Hòa Bình, phấn đấu trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn của địa phương với các quan điểm.

3.1.1.1. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển du lịch giắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái bảo vệ môi trường xã hội trong sạch đây là một trong những quan điểm quan trọng trong phát triển du lịch cả nước nói chung và trong tình nói riêng, phát triển du lịch phải đảm bảo sự bền vững về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội để không làm ảnh hưởng tới thế hệ tương lai đồng thời nhằm phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hòa Bình, và phải đặt trong mối tương liên hệ với du lịch các tỉnh khác.

3.1.1.2. Quan điểm phát triển tổng hợp

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp vì vậy cần phải chủ động phát huy nguồn nội lực. Ngoài ra cần tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài, đặc biệt từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước…. Điều này cần tới sự đồng bộ cả về các văn bản pháp quy từ trung ương đến địa phương và phân định rõ chức năng quản lý của các cấp các ngành để tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành, các địa phương. Có như vậy du lịch của tỉnh mới phát triển đúng hướng và đạt mục tiêu đề ra.

3.1.1.3. Phát triển du lịch gắn liền với an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội

Phát triển du lịch luôn phải dựa trên phương châm đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định tình hình khu vực và trật tự an toàn xã hội đặc biệt đối với các huyện trên địa bàn. Quan điểm này cần được quán triệt đầy đủ trong việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược và các đề xuất giải pháp về tổ chức quản lý, thiết kế, tổ chức không gian, phân tích đánh giá thị trường và sản phẩm du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.1.1.4. Quan điểm phát triển lãnh thổ

Đối với quy hoạch du lịch của tỉnh, các nghiên cứu hướng tới mục tiêu hình thành các dự án phát triển du lịch cụ thể căn cứ vào chiến lược phát triển của quy hoạch tổng thể quốc gia và các địa phương trong tỉnh để xác định các tiềm năng và tài nguyên, yêu cầu phát triển của từng giai đoạn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung của tỉnh, kết quả của các dự án sẽ là căn cứ lập kế hoạch đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngoài nước để hình thành các khu du lịch, các điểm, tuyến, cụm du lịch có ý nghĩa miền và quốc gia. Đặc biệt cần mở rộng các hình thức thu hút vốn đầu tư từ quỹ hỗ trợ (ODA), từ các tổ chức phi chính phủ (NGO), các doanh nghiệp nước ngoài nhằm mục đích đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp các cơ sở, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

3.1.2. Các mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình

Các mục tiêu này được thể hiện rõ trong Quyết định số 2060/QD-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phê duyệt “ Quy hoạch phát triển du lịch

tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến 2030”. Cụ thể: 3.1.2.1. Mục tiêu kinh tế

Đến năm 2020, tỉnh Hòa Bình phấn đấu sẽ đón được 6,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 10%, số ngày lưu trú bình quân của khách đạt 1,5 ngày; đến năm 2030 số lượt khách du lịch đến với tỉnh Hòa Bình sẽ tăng gấp đôi so với năm 2020. Thu nhập từ du lịch đến năm 2020 đạt được 2.130 tỷ đồng; đến năm 2030 thu nhập du lịch tăng gấp 2 lần so với năm 2020. Trong

đó chú trọng phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, khai thác tốt thị trường tại thành phố Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng; đối với khách quốc tế cần tập trung khai thác các thị trường khách du lịch truyền thống như: Châu Âu, các nước Đông Bắc Á và các nước ASEAN..., đồng thời mở rộng khai thác các thị trường khách quốc tế ở các nước có tiềm năng.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch, để đến năm 2020 toàn tỉnh có 5.000 buồng, trong đó số buồng khách sạn là 1.140 buồng chiếm 40% tổng số buồng, số buồng khách sạn từ 3 sao trở lên là 400 buồng, chiếm 35% tổng số buồng khách sạn; đến năm 2030 toàn tỉnh sẽ có 11.000 buồng, trong đó số buồng khách sạn chiếm 45% tổng số buồng, số buồng khách sạn 3 sao trở lên là 1.980 buồng, chiếm 40% tổng số buồng khách sạn.

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực để đến năm 2020 thu hút khoảng 4.500 lao động tham gia hoạt động du lịch, trong đó 60% lao động trực tiếp được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; đến năm 2030 thu hút khoảng 8.000 lao động, trong đó 80% được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. 3.1.2.2. Mục tiêu văn hóa xã hội

Cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch. Tăng cường quảng bá, khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng du lịch nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống các dân tộc để phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình theo hướng chất lượng cao và bền vững. Tập trung thu hút các dự án đầu tư vào khu du lịch hồ Hòa Bình, phát triển khu du lịch hồ tỉnh Hòa Bình tương xứng với tiềm năng sẵn có. Bảo vệ và phát huy nguồn tài nguyên du lịch, xây dựng các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc, du lịch thể thao, giải trí và nghỉ dưỡng... tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, chất lượng. Mở rộng liên doanh, liên kết với các tỉnh trong vùng và trên toàn quốc để tuyên truyền quảng bá về du lịch Hòa Bình. Phát triển du lịch phải đảm bảo an ninh quốc

phòng, trật tự an toàn xã hội, xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

3.1.2.3. Mục tiêu an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội

Triển khai có hiệu quả kế hoạch của tỉnh, ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch. Huy động được sự ủng hộ tham gia tích cực của các cấp, các ngành và nhân dân trong việc phát huy các tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên du lịch của địa phương để thúc đẩy du lịch tỉnh Hòa Bình phát triển. Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

3.1.2.4. Mục tiêu môi trường

Đồng thời việc khai thác các nguồn lực để du lịch cần phải gắn với bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường tự nhiên giữ gìn và phát huy môi trường văn hóa xã hội đảm bảo sự phát triển bền vững vì vậy có kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc khác thác và tôn tạo các di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên cá vườn quốc gia, môi trường đô thị…

3.1.2.5. Mục tiêu hỗ trợ

Tăng cường xây dựng các sản phẩm du lịch trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư nâng cấp, mở rộng các dịch vụ tại những khu, điểm tham quan du lịch hiện có, đồng thời thu hút đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch mới ở những nơi có tiềm năng, thế mạnh về du lịch văn hóa, sinh thái, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng… đặc biệt là Khu du lịch hồ tỉnh Hòa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch là Khu du lịch quốc gia.

Ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào phát triển du lịch; khôi phục các làng nghề truyền thống; bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá các dân tộc để phát triển loại hình du lịch văn hoá cộng đồng, gắn với xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên

địa bàn tỉnh. Tạo môi trường thông thoáng, khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh trong những năm tới.

Với các tiềm năng thế mạnh nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh cùng quyết tâm cao của các cấp các ngành, sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong việc đề ra các giải pháp, thực hiện tốt công tác xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực đầu tư để hoàn thành các mục tiêu trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)