Cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 72)

Bảng 2.1 : Phân bố dân cư theo huyện ở Hịa Bình năm 2018

3.1. Cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các điều kiện tự nhiên

3.1. Cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy các điều kiện tự nhiên trong phát triển du lịch tỉnh Hịa Bình trong phát triển du lịch tỉnh Hịa Bình

3.1.1. Các quan điểm phát triển du lịch

Xuất phát từ quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển du lịch, từ điều kiện cụ thể: vị trí địa lý, nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn,... ngành du lịch tỉnh Hịa Bình, phấn đấu trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn của địa phương với các quan điểm.

3.1.1.1. Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển du lịch giắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái bảo vệ môi trường xã hội trong sạch đây là một trong những quan điểm quan trọng trong phát triển du lịch cả nước nói chung và trong tình nói riêng, phát triển du lịch phải đảm bảo sự bền vững về môi trường tự nhiên, mơi trường văn hóa xã hội để khơng làm ảnh hưởng tới thế hệ tương lai đồng thời nhằm phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hịa Bình, và phải đặt trong mối tương liên hệ với du lịch các tỉnh khác.

3.1.1.2. Quan điểm phát triển tổng hợp

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp vì vậy cần phải chủ động phát huy nguồn nội lực. Ngoài ra cần tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài, đặc biệt từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước…. Điều này cần tới sự đồng bộ cả về các văn bản pháp quy từ trung ương đến địa phương và phân định rõ chức năng quản lý của các cấp các ngành để tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành, các địa phương. Có như vậy du lịch của tỉnh mới phát triển đúng hướng và đạt mục tiêu đề ra.

3.1.1.3. Phát triển du lịch gắn liền với an ninh quốc phịng và trật tự an tồn xã hội

Phát triển du lịch luôn phải dựa trên phương châm đảm bảo an ninh quốc phịng, ổn định tình hình khu vực và trật tự an tồn xã hội đặc biệt đối với các huyện trên địa bàn. Quan điểm này cần được quán triệt đầy đủ trong việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược và các đề xuất giải pháp về tổ chức quản lý, thiết kế, tổ chức khơng gian, phân tích đánh giá thị trường và sản phẩm du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.1.1.4. Quan điểm phát triển lãnh thổ

Đối với quy hoạch du lịch của tỉnh, các nghiên cứu hướng tới mục tiêu hình thành các dự án phát triển du lịch cụ thể căn cứ vào chiến lược phát triển của quy hoạch tổng thể quốc gia và các địa phương trong tỉnh để xác định các tiềm năng và tài nguyên, yêu cầu phát triển của từng giai đoạn phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung của tỉnh, kết quả của các dự án sẽ là căn cứ lập kế hoạch đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngồi nước để hình thành các khu du lịch, các điểm, tuyến, cụm du lịch có ý nghĩa miền và quốc gia. Đặc biệt cần mở rộng các hình thức thu hút vốn đầu tư từ quỹ hỗ trợ (ODA), từ các tổ chức phi chính phủ (NGO), các doanh nghiệp nước ngồi nhằm mục đích đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp các cơ sở, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

3.1.2. Các mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Hịa Bình

Các mục tiêu này được thể hiện rõ trong Quyết định số 2060/QD-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình phê duyệt “ Quy hoạch phát triển du lịch

tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến 2030”. Cụ thể: 3.1.2.1. Mục tiêu kinh tế

Đến năm 2020, tỉnh Hịa Bình phấn đấu sẽ đón được 6,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 10%, số ngày lưu trú bình quân của khách đạt 1,5 ngày; đến năm 2030 số lượt khách du lịch đến với tỉnh Hịa Bình sẽ tăng gấp đôi so với năm 2020. Thu nhập từ du lịch đến năm 2020 đạt được 2.130 tỷ đồng; đến năm 2030 thu nhập du lịch tăng gấp 2 lần so với năm 2020. Trong

đó chú trọng phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, khai thác tốt thị trường tại thành phố Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng; đối với khách quốc tế cần tập trung khai thác các thị trường khách du lịch truyền thống như: Châu Âu, các nước Đông Bắc Á và các nước ASEAN..., đồng thời mở rộng khai thác các thị trường khách quốc tế ở các nước có tiềm năng.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch, để đến năm 2020 tồn tỉnh có 5.000 buồng, trong đó số buồng khách sạn là 1.140 buồng chiếm 40% tổng số buồng, số buồng khách sạn từ 3 sao trở lên là 400 buồng, chiếm 35% tổng số buồng khách sạn; đến năm 2030 tồn tỉnh sẽ có 11.000 buồng, trong đó số buồng khách sạn chiếm 45% tổng số buồng, số buồng khách sạn 3 sao trở lên là 1.980 buồng, chiếm 40% tổng số buồng khách sạn.

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực để đến năm 2020 thu hút khoảng 4.500 lao động tham gia hoạt động du lịch, trong đó 60% lao động trực tiếp được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; đến năm 2030 thu hút khoảng 8.000 lao động, trong đó 80% được đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ. 3.1.2.2. Mục tiêu văn hóa xã hội

Cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch. Tăng cường quảng bá, khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng du lịch nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống các dân tộc để phát triển du lịch tỉnh Hịa Bình theo hướng chất lượng cao và bền vững. Tập trung thu hút các dự án đầu tư vào khu du lịch hồ Hịa Bình, phát triển khu du lịch hồ tỉnh Hịa Bình tương xứng với tiềm năng sẵn có. Bảo vệ và phát huy nguồn tài nguyên du lịch, xây dựng các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc, du lịch thể thao, giải trí và nghỉ dưỡng... tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, chất lượng. Mở rộng liên doanh, liên kết với các tỉnh trong vùng và trên toàn quốc để tuyên truyền quảng bá về du lịch Hịa Bình. Phát triển du lịch phải đảm bảo an ninh quốc

phịng, trật tự an tồn xã hội, xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.

3.1.2.3. Mục tiêu an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội

Triển khai có hiệu quả kế hoạch của tỉnh, ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch. Huy động được sự ủng hộ tham gia tích cực của các cấp, các ngành và nhân dân trong việc phát huy các tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên du lịch của địa phương để thúc đẩy du lịch tỉnh Hịa Bình phát triển. Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ mơi trường; đảm bảo an ninh quốc phịng, trật tự an toàn xã hội.

3.1.2.4. Mục tiêu môi trường

Đồng thời việc khai thác các nguồn lực để du lịch cần phải gắn với bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường tự nhiên giữ gìn và phát huy mơi trường văn hóa xã hội đảm bảo sự phát triển bền vững vì vậy có kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc khác thác và tôn tạo các di sản thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên cá vườn quốc gia, môi trường đô thị…

3.1.2.5. Mục tiêu hỗ trợ

Tăng cường xây dựng các sản phẩm du lịch trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các nhà đầu tư nâng cấp, mở rộng các dịch vụ tại những khu, điểm tham quan du lịch hiện có, đồng thời thu hút đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch mới ở những nơi có tiềm năng, thế mạnh về du lịch văn hóa, sinh thái, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng… đặc biệt là Khu du lịch hồ tỉnh Hịa Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch là Khu du lịch quốc gia.

Ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào phát triển du lịch; khôi phục các làng nghề truyền thống; bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá các dân tộc để phát triển loại hình du lịch văn hố cộng đồng, gắn với xóa đói giảm nghèo và xây dựng nơng thơn mới trên

địa bàn tỉnh. Tạo mơi trường thơng thống, khuyến khích hỡ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh trong những năm tới.

Với các tiềm năng thế mạnh nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh cùng quyết tâm cao của các cấp các ngành, sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc tỉnh Hịa Bình trong việc đề ra các giải pháp, thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực đầu tư để hồn thành các mục tiêu trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.

3.2. Giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Hịa Bình dựa trên sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên

3.2.1. Giải pháp hợp tác, vốn đầu tư

Đây là giải pháp mang tính tồn diện. Trước hết, tỉnh cần rà sốt các điểm du lịch, tuyến du lịch hiện có và xác định các tuyến, điểm du lịch tiềm năng để có hướng đầu tư, khai thác trong dài hạn. Xây dựng cơ sở dữ liệu và giới thiệu, quảng bá về tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Hịa Bình (cụ thể đối với từng vùng, từng khu vực), lập các chương trình, dự án thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, lập và tổ chức thực hiện chương trình thu hút đầu tư vào phát triển du lịch.

Kêu gọi đầu tư, nhà nước hỗ trợ, ưu tiên đầu tư hạ tầng các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện đầu tư kinh doanh du lịch, trước mắt tập trung vào các khu vực sau:

+ Khu du lịch thị trấn Mai Châu (vùng thung lũng thị trấn Mai Châu, gồm các bản: Lác, Poom Cọng, thị trấn và khu vực xung quanh).

+ Khu du lịch Kim Bơi (khu suối Khống): nâng cấp thành khách sạn, khu luyện tập thể thao, bơi lội, bóng chuyền, khu điều dưỡng chữa bệnh nhằm sử dụng hiệu quả suối nước nóng thiên nhiên.

+ Khu du lịch Hồ sông Đà (tập trung vào khu đền và thác Bờ, các cảng Thung Nai, Bích Hạ, thuộc thành phố Hịa Bình, Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc): khách sạn cuối tuần, nhà nghỉ dưỡng...

3.2.2. Giải pháp về cơ sở vật chất, đội ngũ lao động phục vụ du lịch

3.2.2.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đời sống xã hội đều được cải thiện và nâng cao, kéo theo nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi chất lượng và tiện nghi hơn. Cùng với sự phát triển của ngành kinh tế khác, du lịch đang phát triển rất mạnh ở nước ta đặc biệt là ở các trung tâm du lịch.

Hồ Bình có tiềm năng về phát triển du lịch. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư từng bước đổi mới song, nhìn chung các cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cơ sở phục vụ cho ngành du lịch còn yếu kém. Như vậy, cần đòi hỏi những giải pháp cụ thể sau:

Cần đầu tư để nâng cấp hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường đến các điểm du lịch. Phần lớn các tuyến đường đến các điểm du lịch đều xuống cấp nghiêm trọng, nhất là các tuyến đường đến các bản làng. Có thể kêu gọi đầu tư, huy động vốn từ trong dân để xây dựng mở rộng các tuyến đường. Đầu tư nâng cấp các hệ thống nhà hàng khách sạn, các cơ sở vui chơi, giải trí để thu hút lượng lớn khách du lịch ở Hịa Bình nhiều hơn.

3.2.2.2. Về cơng tác đào tạo đội ngũ lao động phục vụ du lịch

Con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Vì vậy cần phải có những giải pháp đồng bộ để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Trong đó những chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải thơng qua các chương trình đào tạo bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Dành nguồn tài chính thoả đáng để đào tạo nguồn nhân viên, từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp năng động và sáng tạo có đủ năng lực để điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch theo cơ chế thị trường.

Triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên. Từng bước đào tạo đội ngũ nhân viên tinh thông về nghiệp vụ để phục vụ ngày càng tốt hơn. Đặc biệt là trang bị những kiến thức ban đầu cho họ nhất là đối với các hướng dẫn viên.

Bên cạnh đó là việc xã hội hố cơng tác giáo dục, nâng cao nhận thức về Du lịch cho nhân dân địa phương và khách du lịch, hỗ trợ giáo dục cho những người dân tộc trực tiếp tham gia các hoạt động du lịch. Đặc biệt ở Hồ Bình nên chú trọng việc đào tạo hướng dẫn viên là người dân tộc Mường, Thái, Mông. Bởi đây không chỉ là biện pháp quan trọng nhằm thu hút và tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc tham gia vào hoạt động du lịch ngày một nhiều hơn và có hiệu quả hơn mà nó cịn là nhân tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Có đến 90% khách du lịch quốc tế và 60% khách du lịch nội địa thích hướng dẫn viên là người dân tộc. Nếu điều này được thực hiện giúp người dân có thu nhập kinh tế có việc làm, nâng cao hiệu quả du lịch.

Việc làm này thu hút một số trẻ em lang thang tiếp xúc với khách du lịch quốc tế có một vốn ngoại ngữ nhất định, giúp các em có mơi trường học tập tốt hơn và mở lớp đào tạo hướng dẫn viên du lịch cho người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, để thực hiện việc này cần có kinh phí thời gian lớn.

3.2.3. Giải pháp tuyên truyền và quảng bá du lịch

Hiện nay, nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải có những biện pháp cụ thể để thu hút khách du lịch. Bởi thế, việc nghiên cứu thị trường cũng như xúc tiến quảng bá sản phẩm là việc làm hết sức cần thiết. Đối với ngành kinh doanh du lịch công tác quảng bá và xúc tiến du lịch có mục tiêu cung cấp những thơng tin chính xác kịp thời để có sự lựa chọn và thực hiện chuyến đi của mình sao cho thuận tiện và có hiệu quả nhất, khơi dậy lịng tự hào về truyền thống lịch sử các giá trị văn hoá dân tộc, cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp các ngành đối với sự nghiệp phát triển du lịch.

Tuy thời gian vừa qua các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong tỉnh kết hợp với sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có nhiều nỡ lực trong cơng tác nghiên cứu thị trường và quảng bá về du lịch dưới các hình thức. Tổ chức các hội thảo, làm việc với cán bộ, các ngành các cấp trung ương, các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tuyên truyền các chính sách về du lịch của tỉnh.

Đặc biệt mở rộng các tour du lịch bằng việc kết hợp với các làng bản của người dân tộc, nhằm quảng cáo giới thiệu những nét văn hoá truyền thống trong những phong tục tập quán, kiến trúc nhà cửa, ăn mặc của người dân nơi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển du lịch tỉnh hòa bình (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)