Nghiên cứu nâng cao tính tích cực của người học

Một phần của tài liệu Dạy học môn vẽ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học tập tự định hướng cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật (Trang 28 - 31)

1.1. NGHIÊN CỨU VỀ HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG

1.1.4. Nghiên cứu nâng cao tính tích cực của người học

Ở Việt Nam hoạt động tự học có liên quan đến HTTĐH, được chú ý từ thời phong kiến khi mà giáo dục chưa phát triển. Tự học được ghi nhận ở từng cá nhân kiệt xuất, tự học để thành tài. Đến thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, giáo dục nước ta vẫn còn rất hạn chế, phương pháp dạy học vẫn chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều, người học chỉ cần học thuộc lịng, cần ghi nhớ chính xác nội dung mà khơng cần độc đáo. Vấn đề tự học vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Khi nền giáo dục cách mạng ra đời (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên phát động nghiên cứu và nêu cao tấm gương về tinh thần tự học cũng như phương pháp dạy học.

Từ những năm 90 của thế kỷ XX những nghiên cứu về tự học đã được nhiều tác giả trình bày trực tiếp hoặc gián tiếp trong các cơng trình tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ mơn. Một số tác giả có cơng trình tiêu biểu là tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Trịnh Quốc Lập, Thái Duy Tuyên, Trần Bá Hoành…

Tác giả Trần Bá Hoành khi bàn về khái niệm tự học, tác giả cũng liệt kê các dấu hiệu của người tự học như: Người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp. Ơng khẳng định tự học thuộc q trình cá nhân hóa việc học (Trần Bá Hoành, 1998).

Tác giả Nguyễn Cảnh Tồn, cho rằng: đặc điểm của người tự học đó là tự mình động não suy nghĩ, say mê, kiên trì, khơng ngại khó ngại khổ để chiếm lĩnh một lĩnh

vực khoa học nào đó.Tác giả cũng chia tự học thành hai mức đó là tự học có hướng dẫn và tự học hồn tồn rồi đưa ra các dấu hiệu để phân biệt hai mức này, cụ thể là:

Mức 1: Tự học có hướng dẫn nghĩa là có quan hệ trao đổi thơng tin giữa thầy và trò dưới dạng phản ánh thắc mắc, giải đáp thắc mắc, làm bài, chấm bài nhưng trò phải chủ động.

Mức 2: Tự học hồn tồn có nghĩa là khơng có sự trợ giúp của người thầy, người học tự vượt khó khăn trong học tập bằng cách động não, tự mình làm thử, tự mình quan sát, cũng có thể gặp người khác để trao đổi. Tuy nhiên, sau đó tác giả cũng khuyên là nên học hệ thống với thầy trước sau đó hãy tự học hồn tồn (Nguyễn Cảnh Tồn, 1999).

Tác giả Thái Duy Tuyên khi tìm hiểu bản chất của tự học, tác giả liệt kê các hoạt động cần phải có trong q trình tự học như quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, rèn luyện kỹ năng, đồng thời tác giả cũng lưu ý đến động cơ, tình cảm của người tự học nhưng mới chỉ dừng lại ở khái niệm hành động chứ chưa phân tích cụ thể, mơ tả hành động tự học diễn ra như thế nào (Thái Duy Tuyên, 2003).

Các tác giả đã mô tả tổng thể các hoạt động cần phải có để tự học. Nhưng đây cũng là hoạt động của người tham gia vào quá trình học, sẽ đạt được kết quả học tập nhất định.

Tác giả Trịnh Quốc Lập và cộng sự sau nhiều năm nghiên cứu về sự phát triển năng lực tự học trong hoàn cảnh Việt Nam đã đi đến kết luận; năng lực tự học được thể hiện ở phẩm chất của con người (tự xác định đúng đắn động cơ học tập cho mình, có khả năng tự quản lý việc học của mình, có thái độ tích cực trong các hoạt động để có thể tự làm việc, điều chỉnh hoạt động học tập và đánh giá kết quả học tập của chính mình) và hành động cụ thể (độc lập làm việc và làm việc hợp tác với người khác) (Trịnh Quốc Lập, 2008).

Nhóm nghiên cứu ở Khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khi nghiên cứu vấn đề tự học, các tác giả đã đề cập đến năng lực tự học thông qua việc tập trung rèn luyện kỹ năng, tác giả chia kỹ năng tự hoc thành bốn nhóm, đó là nhóm kỹ năng định hướng, nhóm kỹ năng thiết kế (lập kế hoạch), nhóm kỹ năng

Tác giả Vũ Trọng Rỹ, khi nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng học tập, thì chia thành bốn nhóm với tên gọi và tiêu chí có sự khác biệt đó là: kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành, kỹ năng tổ chức, kỹ năng kiểm tra đánh giá (Vũ Trọng Rỹ, 1994).

Theo như các tác giả, thì năng lực tự học là một bộ phận của năng lực chung. Như vậy năng lực tự học nó sẽ tồn tại phổ biến ở những người có năng lực, có khả năng thực hiện các hoạt động. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện năng lực tự học đến đâu còn phụ thuộc vào từng cá nhân.

Những nội dung nghiên cứu về tự học nêu trên, các tác giả Việt Nam đã chung một quan điểm đó là tự học, là một quá trình học tập độc lập của người học và liệt kê các dấu hiệu để nhận diện người có khả năng tự học. Nhưng tự học chịu chi phối bởi những yếu tố nào thì chưa được làm sáng tỏ.

Phương pháp HTTĐH đòi hỏi người học phải năng động, tự giác trong việc học tập của mình, đồng thời phương pháp này cũng đòi hỏi ở giảng viên năng lực chuyên mơn cao để có thể giảng dạy theo nhu cầu của người học. Giảng viên cũng phải là người có năng lực tổ chức, quản lý khi việc học tập của sinh viên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một lớp học.

Như vậy, phương pháp HTTĐH nâng cao vai trị chủ động của người học nhưng khơng có nghĩa là xem nhẹ vai trò của giảng viên. Người thầy phải thể hiện vai trị chủ đạo trong q trình dạy học khi giúp người học xác định hướng học tập, mục tiêu học tập nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người học. Tất cả các hoạt động dạy học dù theo phương pháp TĐH của người học cũng phải đáp ứng mục tiêu của môn học và mục tiêu đào tạo của nhà trường. Trong phạm vi đề tài đề cập đến một số hướng nghiên cứu sau:

Chủ đề nâng cao kỹ năng TĐH được chú ý trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà & Hoàng Thị Giang Lam (2010), Nghiên cứu phát triển năng lực cho sinh viên qua mơn Đất nước học. Nhóm tác giả đề xuất bốn nhóm chiến lược dạy và học để

nâng cao năng lực TĐH đó là:

(1) “Thiết kế chương trình học phù hợp để giúp người học có thể thấy rõ nội dung chính của mơn học, mục tiêu môn học, yêu cầu và đánh giá môn học, tài liệu tham khảo để người học sử dụng trong và ngoài lớp học;

(3) Thay đổi các hoạt động trên lớp, tận dụng hoạt động nhóm/ cặp để người học nâng cao kỹ năng lập kế hoạch học tập;

(4) Khuyến khích người học tham gia vào các trị chơi như câu đố, chuyến thực địa, cuộc thi tìm hiểu văn hóa” (Nguyễn Thị Hà & Hoàng Thị Giang Lam, 2010).

Kết quả cho thấy các dấu hiệu khả quan về phương pháp HTTĐH trong dạy học. Đề tài mặc dù chưa thực sự chú trọng tới kỹ năng TĐH mà người học cần có, cũng như chú trọng tới kỹ năng tự chủ mà người học cần có cũng như chủ yếu dựa vào khả năng tự học của người học và các hoạt động ngoài lớp học do giảng viên yêu cầu người học làm và môi trường học tập vẫn phụ thuộc vào giáo trình, tài liệu tham khảo, chương trình được lập sẵn, kiến thức và kinh nghiệm dạy học của giảng viên. Tuy nhiên, các tác giả đã đề xuất được các điều kiện để tạo điều kiện HTTĐH có thể được khuyến khích và nâng cao.

Một phần của tài liệu Dạy học môn vẽ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học tập tự định hướng cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)