Nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy học mơn VKTCK theo tiếp cận HTTĐH tại các trường đại học, có đào tạo sinh viên khối ngành CNKT, qua đó, làm cơ sở thực tiễn cho đề tài. Nghiên cứu sinh đã tiến hành nghiên cứu khảo sát cụ thể như sau:
3.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát làm rõ thực trạng dạy học mơn VKTCK dưới góc độ của tiếp cận HTTĐH để làm cơ sở thực tiễn cho việc tổ chức dạy học môn VKTCK theo tiếp cận HTTĐH trong thực tế dạy học.
3.2.2. Nội dung khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát những nội dung cụ thể sau:
- Khảo sát thực trạng về chất lượng dạy học môn VKTCK tại các trường đại học SPKT (nhận thức về khái niệm, quan điểm, mục tiêu, động cơ, năng lực trong
- Khảo sát thực trạng nội dung học tập môn học VKTCK của sinh viên ngành CNKT;
- Khảo sát thực trạng dạy học môn VKTCK của sinh viên ngành CNKT (phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, tiến trình dạy học, kiểm tra-đánh giá kết quả học tập). Những dấu hiệu về dạy học theo tiếp cận HTTĐH của các trường được khảo sát để đánh giá hiện nay đã có giảng viên áp dụng chưa? Mức độ áp dụng? Phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài?);
- Đánh giá chung về nguyên nhân, thực trạng dạy học mơn VKTCK. Qua đó, có thể áp dụng dạy học môn VKTCK theo tiếp cận HTTĐH.
3.2.3. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là sinh viên 4 trường đại học SPKT theo học thuộc khối ngành CNKT (có mã ngành cấp 4 trình độ đại học là 751: 7510201_ngành CNKT Cơ khí chế tạo máy, 7510205 ngành CNKT Cơ khí ơ-tơ (Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2017)
Bảng 3.1. Bảng mô tả mẫu khảo sát sinh viên
Stt Trường Nam NữGiới tính I Năm họcII III IV 1 Trường đại học SPKT Hưng Yên 78 03 0 20 41 20
2 Trường đại học SPKT Nam Định 110 05 61 54 0 0
3 Trường đại học SPKT Tp HCM 290 17 55 97 100 55
4 Trường đại học SPKT Vĩnh Long 145 02 78 69 0 0
Tổng 623 27 194 240 141 75
Tổng cộng sinh viên 650 650
* Đề tài khảo sát lấy ý kiến trực tiếp qua bảng hỏi của:
+ 81 sinh viên lớp CĐT 7, CĐT 8, CĐT 9 ngành CNKT Cơ khí Chế tạo máy trường đại học SPKT Hưng Yên.
+ 115 sinh viên lớp ĐK-CKM10, lớp ĐK-CKM11 ngành CNKT Cơ khí Chế tạo máy trường đại học SPKT Nam Định.
+ 307 sinh viên (110 sinh viên ngành CNKT Cơ khí Chế tạo máy, 197 sinh viên ngành CNKT Cơ khí Ơ-tơ) trường đại học SPKT Tp HCM.
+ 147 sinh viên lớp ĐH. CNKT Cơ khí chế tạo máy (khóa 2019, khóa 2020) trường đại học SPKT Vĩnh Long. Tổng số sinh viên được khảo sát ở các trường đại học SPKT là 650.
3.2.4. Phương pháp khảo sát
Theo quan điểm của tác giả Straka, Gerald A. (2008): Khi người học nhận được nhiệm vụ học tập thì xuất hiện các phương diện của HTTĐH bao gồm:
(1) Phương diện nhận thức (lập kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung, thời gian học, tổ chức học tập, thực hiện tự học, kiểm soát siêu nhận thức).
(2) Phương diện động cơ (quan tâm nội dung học tập, thuộc tính ổn định, khả năng kiểm soát và sự phụ thuộc của cá nhân người học).
(3) Phương diện cảm xúc (hứng thú, thích thú của người học).
Từ các quan điểm nầy, nghiên cứu sinh xây dựng mẫu phiếu xin ý kiến:
- Thiết kế bảng câu hỏi, các câu hỏi liên kết các thông tin cần thiết để thu được các thông tin mong muốn.
- Lập phiếu khảo sát về thực trạng của hoạt động học tập môn VKTCK dành cho sinh viên (Phụ lục 9) bao gồm: mục tiêu khảo sát của đề tài, sử dụng các câu hỏi dạng đóng, câu hỏi mức độ, câu hỏi dạng mở để xin ý kiến.
- Lập phiếu xin ý kiến chuyên gia về tính khoa học và khả thi của đề tài (Phụ lục 4).
Thời gian khảo sát từ tháng 01/ 2017 đến tháng 03/ 2017.
Qua kết quả khảo sát nhằm đánh giá các dấu hiệu về học tập môn VKTCK theo tiếp cận HTTĐH.
3.2.5. Chuẩn chọn điểm
Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi tiêu chí đánh giá, đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau. Chuẩn chọn điểm để đánh giá theo Bảng 3.2.:
Bảng 3.2. Chuẩn chọn điểm
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm
Hồn tồn khơng đồng ý Không đồng ý Đồng ý Hồn tồn đồng ý Khơng thực hiện Ít thường xun Thường xuyên Rất thường xuyên
3.2.6. Chuẩn đánh giá (theo điểm)
Việc xử lý kết quả các phiếu khảo sát dựa vào phương pháp toán thống kê định lượng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phương pháp đánh giá là: định lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm. Cụ thể:
3.2.6.1. Chuẩn đánh giá (theo điểm)
Câu hỏi 4 mức độ trả lời, đánh giá theo các mức sau:
- Mức 4: Tốt (Rất cao, Rất cần thiết, Hoàn toàn đồng ý, Rất thường xuyên): 3,26≤ X ≤3,99
- Mức 3:Khá (Cao, Cần thiết, Đồng ý, Thường xuyên): 2,51≤ X ≤3,25.
- Mức 2:Trung bình (Trung bình, Ít cần thiết, Khơng đồng ý, Ít thường xun): 1,76≤ X ≤2,50
- Mức 1:Yếu, kém (Thấp, Không cần thiết, Hồn tồn khơng đồng ý): 1,00≤ X ≤1,7
3.2.6.2. Ý nghĩa sử dụng X
Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tượng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tượng nghiên cứu cùng loại, khơng có cùng quy mơ.
Sử dụng cơng thức tính điểm trung bình:
k i i i n X K X n X : Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i
Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá