Học tập tự định hướng theo Gerald A Straka

Một phần của tài liệu Dạy học môn vẽ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học tập tự định hướng cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật (Trang 47 - 48)

1.3. MƠ HÌNH HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG

1.3.4. Học tập tự định hướng theo Gerald A Straka

Nhà giáo dục người Đức Straka, Gerald A. 2008 cho rằng: Khi người học nhận được nhiệm vụ học tập thì xuất hiện các phương diện của HTTĐH (Straka, 2008):

a/ Về phương diện nhận thức

Phương diện nhận thức (trong suy nghỉ) gồm các hoạt động: (1) Lập kế hoạch

Lập kế hoạch học tập là một trong những kỹ năng quan trọng nhằm giúp sinh viên chinh phục đỉnh cao tri thức. Khi lập kế hoạch học tập cần xác định mục tiêu, nội dung, thời gian học tập;

(2) Tổ chức học tập

Là một q trình mà trong đó tiến trình học tâp được thực hiện bởi hệ thống tổ chức với cùng một định hướng chung. Ln có sự kết hợp giữa học tập với hiệu quả cơng việc. Thích ứng khi mơi trường thay đổi. Học tập, tổ chức, con người, kiến thức, công nghệ, thông tin luôn được hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau;

(3) Thực hiện tự học

Tự học là một phương pháp học tập mà sinh viên tự hướng dẫn việc học của mình, học bên ngồi lớp và khơng có sự giám sát trực tiếp của giảng viên. Vì sinh viên có thể kiểm sốt những gì (và cách thức) họ đang học, tự học có thể là một cách học rất có giá trị đối với nhiều sinh viên. Thực hiện tự học về một nội dung, chủ đề hoặc một mơn học, sinh viên có thể cấu trúc hóa, tương tự hóa, cũng cố nội dung học tập để lưu giữ thông tin tốt hơn, giúp tăng cường khả năng hiểu, nhằm lĩnh hội kiến thức;

(4) Kiểm soát siêu nhận thức

Siêu nhận thức là khả năng kiểm sốt và điều chỉnh một cách có ý thức các quá trình học tập và tư duy đang diễn ra. Do vậy, siêu nhận thức có vai trị quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập, giúp sinh viên không những điều hành được việc học tập của bản thân mà cịn giúp các em có khả năng lập kế hoạch, tự giám sát, phản tỉnh (reflection) và tự điều chỉnh. Kiểm soát siêu nhận thức là thường xuyên điều chỉnh việc học tập sao cho hiệu quả.

(2) Thuộc tính (ổn định, khả năng kiểm soát và sự phụ thuộc của cá nhân học). Động lực học tập của người học là những mục tiêu nội tại như: mong muốn phát triển, mong muốn hiểu biết về một vấn đề, tâm lý tò mò…

c/ Về phương diện cảm xúc, hứng thú

Hứng thú là một thái độ đặc biệt của con người đối với một đối tượng nào dó vừa có ý nghĩa với cá nhân vừa mang lại cho cá nhân khối cảm trong q trình hoạt động. Hứng thú của cá nhân với một đối tượng nào đó được xác định qua hiểu biết của họ về đối tượng có sự thích thú dối với đối tượng đó và thể hiện qua tính tích cực hoạt động. Hứng thú làm nảy sinh sáng tạo khao khát tìm tịi cái mới tăng hiệu quả hoạt động của cá nhân. Nếu sinh viên có hứng thú với mơn học họ sẽ thể hiện sự tâp trung cao độ trong giờ học trên lớp trong quá trình tự nghiên cứu tài liệu, họ say mê hấp dẫn bởi nội dung ý nghĩa của mơn học họ chủ động tìm kiếm những kiến thức mới ngoài bài giảng trên lớp của giảng viên những kiến thức giáo trình đã đề cập (Straka, 2008).

● Nhận xét

Các gợi ý của Gerald A. Straka: Về nhận thức, trong suy nghỉ của sinh viên gồm các hoạt động tự lập kế hoạch, tổ chức học tập, thực hiện tự học và kiểm sốt siêu nhận thức. Về động cơ, sinh viên có động cơ học tập rõ ràng, quan tâm nội dung học tập, có thuộc tính ổn định trong q trình lĩnh hội kiến thức. Về phương diện cảm xúc, hứng thú giúp sinh viên tự chủ hơn trong hoạt động học tập như thiết lập mục tiêu, chiến lược học tập, các tiêu chuẩn đánh giá cũng như các kỹ năng cần thiết cho việc học. Những quan điểm này cho thấy sự phù hợp của HTTĐH với hoạt động học tập của sinh viên.

Một phần của tài liệu Dạy học môn vẽ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học tập tự định hướng cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật (Trang 47 - 48)