Học tập tự định hướng theo Terry Heick

Một phần của tài liệu Dạy học môn vẽ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học tập tự định hướng cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật (Trang 49 - 50)

1.3. MƠ HÌNH HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG

1.3.6. Học tập tự định hướng theo Terry Heick

Terry Heick (2013), đã đưa ra khung (framework) HTTĐH cho sinh viên thế kỷ 21 với sáu giai đoạn (Hình 2.6.) gồm sáu bước (Heick, 2013):

(1) Bắt đầu với kiến thức tự thân; (2) Phân tích ngữ cảnh vấn đề; (3) Kích hoạt kiến thức hiện có; (4) Thiết kế con đường học tập; (5) Làm rõ kiến thức;

Hình 2.6. Học tập tự định hướng theo Terry Heick

Mơ hình này có nhiều điểm tương đồng với mơ hình của Ambrose theo khía cạnh người học tham gia vào những việc làm cụ thể, có chiêm nghiệm và sử dụng kiến thức đã có, có mục tiêu học tập rõ ràng. Tuy nhiên, không đề cập đến việc điều chỉnh (kế hoạch, cách thức học) của người học.

● Nhận xét

Trong năm mơ hình và một gợi ý về HTTĐH nêu trên, mặc dù mỗi mơ hình đưa ra các quan điểm khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là HTTĐH cần được diễn ra trong mơi trường có giảng viên hướng dẫn, sinh viên vẫn có quyền tự do và linh hoạt để khám phá và phát triển việc học.

Với các quan điểm HTTĐH của Gerald A. Straka về phương diện nhận thức, phương diện động cơ, phương diện cảm xúc, hứng thú có thể nghiên cứu để khảo sát thực trạng về hoạt động dạy học môn VKTCK theo tiếp cận HTTĐH. Với các quan điểm của Geral Grow, đã đưa ra các giai đoạn của HTTĐH như: Phụ thuộc, Quan tâm, Tham gia và TĐH: bốn giai đoạn của HTTĐH được xem như là bốn mức độ của HTTĐH từ thấp đến cao. Nghiên cứu các mức độ để đề xuất tiến trình dạy học theo tiếp cận HTTĐH môn VKTCK. Cùng với các mô hình Định hướng trách nhiệm cá nhân (PRO) và Mơ hình bối cảnh quy trình cá nhân (PPC) của các tác giả Brockett và Hiemstra có thể căn cứ để xây dựng tiến trình dạy học theo tiếp cận HTTĐH mơn VKTCK.

Một phần của tài liệu Dạy học môn vẽ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận học tập tự định hướng cho sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật (Trang 49 - 50)